RUỒI GIẤM VÀ CÁCH NGĂN NHÀ CÓ RUỒI GIẤM
2024.08.28
Ruồi giấm dễ dàng được tìm thấy xung quanh thức ăn, đặc biệt là những nơi có trái cây. Kích thước ruồi giấm tuy nhỏ nhưng phiền phức mà chúng mang lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống chúng ta, thậm chí chúng còn là nguyên nhân chính lây truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm. Cùng tìm hiểm về đặc điểm của ruồi giấm thông qua bài viết dưới đây nhé.
Ruồi giấm là con gì?
Ruồi giấm tiếng Anh là Fruit-flies có nghĩa là ‘’Ruồi trái cây’’ vì chúng rất thích mùi các loại trái cây chín, đặc biệt là lên men như chuối, mít, cam, chanh, dưa cà ủ,…Cấu tạo của ruồi giấm có sự khác biệt giữa ruồi đực và ruồi cái:
- Ruồi cái: dễ dàng nhận biết thông qua màu thân xám nhợt và phân nhộng ở dạng chấm đen, khi nhìn xuyên qua bụng ruồi cái có thể thấy được. Ruồi cái có thân lớn, dưới bụng có tới 5 vạch đen rời nhau và có chỏm bụng nhọn
- Ruồi đực: thân bé hơn con cái, bụng dưới chỉ có 3 vạch đen, chỏm bụng hơi tròn
Ruồi giấm là loài côn trùng bay cực nhạy cảm, chúng có thể ngửi thấy mùi thức ăn từ những nơi cách xa đến hơn 1km nhờ vào những chiếc ăng-ten nhỏ trên đầu. Một khi chúng đã đánh hơi thấy thức ăn thì rất khó có thể ngăn cản chúng vì với cơ thể nhỏ chỉ ngang hạt vừng, chúng có thể thông qua bất kì khe nhỏ nào để vào nhà.
Não bộ của ruồi giấm tuy chỉ nhỏ bằng hạt muối, nhưng có cấu tạo như một bộ máy cực kì tinh vi giúp cho ruồi giấm có phản ứng cực nhạy với nhũng chuyển động của môi trường xung quanh. Chỉ cần cảm thấy bị đe dọa lập tức vận tốc sẽ tăng đột biến lên chỉ trong 1/100 giây và liệng chuyển hướng sang chỗ khác nhanh gấp 50 lần 1 cái chớp mắt của chúng ta.
Vòng đời ruồi giấm
Ruồi giấm có vòng đời cực ngắn, từ giai đoạn sinh ra đến khi trưởng thành và mất đi chỉ vỏn vẹn trong 11-12 ngày, còn tùy thuộc vào nhiệt độ và môi trường sống. Giai đoạn biến đổi trong vòng đời của ruồi giấm cũng tương tự như các loài ruồi khác gồm 4 giai đoạn:
Trứng ruồi giấm
Sau khi hoàn tất giao thức việc giao phối với con đực, ruồi cái sẽ chọn những nơi ngay trên nguồn thức ăn như trái cây, thức ăn, đặc biệt là những đồ ăn đang thối rửa, có mùi hôi nặng càng là nơi lí tưởng cho ruồi đẻ trứng. Những trứng ruồi giấm có màu trắng ngà, hình dáng thon 2 đầu như hình hạt gạo nhỏ, tùy theo từng chủng loại ruồi giấm khác nhau mà chúng có thể biến đổi màu sắc và hình dáng. Và chỉ cần mất chưa tới 24 tiếng với nhiệt độ phòng 21-25 độ C để chúng có thể bước qua giai đoạn 2 là tiến hóa thành giòi.
Giòi ruồi giấm
Giòi là hình ảnh những côn trùng bò lúc nhúc, nhỏ nhỏ như giun. Đây là giai đoạn chúng sẽ hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng từ những thực phẩm, đặc biệt là có đường. Đó là lí do vì sao chỉ cần nấu ăn không đậy nắp, chỉ cần sau 1 đêm, thức ăn của bạn sẽ tràn ngập giòi rất đáng sợ.
Khi đã hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, giòi sẽ tìm nơi mát mẻ, khô ráo để bắt đầu hình thành vỏ nhộng và phát triển thành ruồi ở bên trong.
Nhộng
Nhộng là giai đoạn nghỉ ngơi và phát triển bên trong của ruồi giấm, chúng dùng lớp vỏ nhộng bên ngoài bao bọc lại để ngụy trang tránh kẻ thù phát hiện và giúp tạo không gian an toàn cho ruồi giấm có thể phát triển đến giai đoạn cuối cùng là ruồi trưởng thành.
Ruồi giấm trưởng thành
Sau khi phá kén nhộng bay ra ngoài, ruồi giấm sẽ phát triển trước đôi mắt và cánh. Thân chúng sẽ có màu nhạt và chuyển dần sang màu tối, đen sậm hơn sau một lúc tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Chỉ cần sau 2 ngày, ruồi giấm trưởng thành có thể giao phối và tiếp tục sản sinh ra thế hệ mới để tiếp tục vòng sinh trưởng duy trì giống loài.
Ruồi giấm ăn gì?
Như thông tin về tiêu chí chọn nơi đẻ trứng của ruồi giấm có thể cho thấy, thức ăn yêu thích nhất của chúng là những thức ăn có đường như trái cây, đặc biệt là trái cây lên men.
Ruồi giấm sợ gì?
Như các loài ruồi khác, ruồi giấm sợ những mùi hăng nồng, cay như ớt, tỏi,…hoặc mùi theo thiên hướng chua như chanh, cam, giấm, bia,…Các cách đuổi ruồi giấm đơn giản thường được áp dụng:
- Đuổi ruồi giấm bằng sả
- Đuổi ruồi giấm bằng hỗn hợp nước xà phòng, bột ớt
- Dùng chanh, cam đuổi ruồi giấm,…
Ruồi giấm là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một trong những bệnh về tiêu hóa với nhiều biểu hiện phức tạp, khiến cho sinh hoạt và công việc của người bệnh gặp nhiều khó khăn và phiền toái. Nguyên nhân chính phổ biến dẫn đến bệnh này là do ngộ độc thức ăn hoặc dị ứng với thức ăn lạ; sử dụng thực phẩm bị nhiễm bẩn hoặc có chứa các vi khuẩn gây bệnh gây nên.
Ruồi giấm lại là loài côn trùng bay có thể đậu bất kì đâu và tất nhiên những nơi chúng đến đều không sạch sẽ, những thức ăn ôi thiu, lên men chứa rất nhiều vi khuẩn, sau đó bám vào thức ăn của chúng ta từ đó chúng có khả năng trở thành nguyên nhân gây bệnh Viêm đại tràng cho người.
Tuy không gây ra các bệnh nguy hiểm như bị gián cắn nhưng, vi khuẩn nếu như dính vào mặt ngoài của ruồi, mầm bệnh chỉ tồn tại khoảng vài giờ nhưng khi được nuốt vào trong ruột thì chúng có thể sống sót đến vài ngày. Từ đây, các loại vi khuẩn sẽ phát triển và tạo nên nhiều loại bệnh nguy hiểm khác không chỉ riêng gì viêm đại tràng. Những bệnh do ruồi truyền nhiễm thường sẽ liên quan đến đường ruột như: kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt, đau mắt hột và một số bệnh ngoài da như bệnh mụn cóc, bệnh ngoài da cấp tính, nấm…
Cách ngăn chặn ruồi giấm vào nhà
Để diệt được ruồi, yếu tố quan trọng nhất là triệt tiêu môi trường sống của chúng. Ruồi giấm bay vào nhà chủ yếu để tìm thức ăn và nơi đẻ trứng, do đó khi môi trường này không còn nguồn thức ăn cho chúng phát triển thì lập tức chúng sẽ không còn muốn vào nhà bạn nữa
- Dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, thu dọn không còn để thức ăn vương vãi trên sàn
- Rửa chén bát thường xuyên, không để lại vết thức ăn
- Mua trái cây tươi về dùng nếu không hết phải bỏ vào tử lạnh để bảo quản, không để chúng bị hư thối
- Đậy nắp thức ăn cẩn thận không chỉ ngăn ngừa ruồi giấm mà còn ngăn các loài côn trùng khác
- Có thể phun tồn lưu các khu vực thường xuyên có ruồi để hạn chế khả năng ruồi quay lại
Trên đây là giới thiệu những đặc điểm ruồi giấm, giúp bạn hiểu hơn về chúng và từ đó có cách ngăn ngừa, tiêu diệt phù hợp, hiệu quả hơn. Mong rằng những thông tin trên từ CESCO sẽ giúp ích cho bạn. Và nếu bạn có nhu cầu diệt ruồi cho không gian lớn như cơ sở kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, ..hoặc đơn giản bạn đã áp dụng các cách diệt ruồi tại nhà nhưng vẫn không hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm Giải pháp diệt ruồi chuyên nghiệp và an toàn từ CESCO tại đây và liên hệ để nhận tư vấn và khảo sát MIỄN PHÍ nhé.
Những câu hỏi về ruồi giấm
Ruồi giấm đẻ trứng hay đẻ con?
Ruồi giấm là loài côn trùng đẻ trứng, một con ruồi giấm cái có thể đẻ đến 100 trứng/ngày. Trải qua 4 giai đoạn trứng-> giòi -> nhộng -> ruồi trưởng thành, ruồi giấm mới lại có thể tiếp tục giao phối và đẻ trứng.
Ruồi giấm có hút máu không?
Thức ăn chính của ruồi giấm chỉ là trái cây hư, thức ăn hư, nên hoàn toàn yên tâm với việc ruồi giấm không hút máu vì chúng không có hứng thú với máu và cấu tạo cơ thể chúng cũng không cho phép chúng làm điều đó. Khi bị ruồi bâu vào người, bạn sẽ chỉ cảm giác ngứa ngáy và khó chịu thôi.
Ruồi giấm sinh ra từ đâu?
Ruồi giấm được biết là loài ruồi trái cây, nên những nơi có cái cây thối và mềm mại, ngọt ngào, vật liệu hữu cơ khác sẽ là nơi thu hút ruồi giấm đến đẻ trứng và phát triển. Nếu không có các vấn đề về trái cây hay rau củ trong nhà bếp của bạn, những nơi có thịt bị phân hủy, thùng rác và các lớp soda hoặc rượu bị tràn nhiều cũng có khả năng phát sinh ruồi giấm, hãy kiểm tra thật kĩ rác thải và thùng rác, hệ thống thoát nước, cống rãnh, trái cây chín bị rụng hư trong vườn.
>> Bạn có quan tâm | Nhận biết rắn độc - Kiến thức cần thiết sinh tồn nơi hoang dã