Thằn lằn đứt đuôi có mọc lại được không? | Khám phá khoa học về thằn lằn
2024.08.23
Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi vẫn tự mọc lại được chắc hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta. Nhưng có bao giờ bạn tự thắc mắc rằng Vì sao thằn lằn lại tự đứt đuôi? Thằn lằn đứt đuôi tự mọc lại bằng cách gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những câu hỏi trên
Vì sao thằn lằn tự đứt đuôi?
Có thể nói thằn lằn là một loài vật được tạo hóa ưu ái ban cho một khả năng kì diệu là đứt đuôi vẫn có thể tái tạo và mọc lại. Có vài trường hợp, do bị stress, thằn lằn cũng sẽ có thể tự đứt đuôi. Nhưng nhiều nhất vẫn là do trốn thoát khỏi kẻ thù.
Tuy nhanh nhạy nhưng vẻ ngoài của thằn lằn lại nhỏ bé và yếu ớt nên luôn nằm trong tầm ngắm săn mồi của các loài khác. Do đó, việc rụng đuôi được xem như một cơ chế tự vệ độc đáo của thằn lằn. Chỉ cần bị kẻ thù tóm đuôi, thằn lằn sẽ ngay lập tức tự rụng đi bộ phận này để trốn thoát. Thú vị hơn là chiếc đuôi khi rụng ra vẫn có khả năng còn ngoe nguẩy trong một khoảng thời gian để đánh lạc hướng kẻ thù, tạo điều kiện cho thằn lằn chạy đi.
Thằn lằn đứt đuôi bằng cách nào?
Cũng như các bộ phận cơ thể khác, đuôi thằn lằn cũng được gắn chặt trong điều kiện bình thường, chỉ khi có kẻ thù tấn công chúng mới tự rụng đuôi một cách nhanh chóng để ‘’đào tẩu’’. Điều này đồng nghĩa với việc đuôi thằn lằn phải tồn tại song song 2 trạng thái cùng lúc là: gắn chặt và tách rời.
Để lí giải cho hiện tượng này, TS. Yong-Ak Song, một kỹ sư cơ sinh học tại Đại học New York Abu Dhabi cùng với các đồng nghiệp của mình đã làm một thực nghiệm với thằn lằn và may mắn nắm được nguyên lí hoạt động của cơ chế rụng đuôi này như sau:
(Hình ảnh được CT chụp cho thấy những cột trụ hình nấm gồm những lỗ chân lông nhỏ li ti ở phần đuôi bị đứt gãy)
Thay vì các phần của đuôi được đan vào nhau dọc theo mặt phẳng đứt gãy, ở mỗi vết gãy thì đối với thằn lằn nơi phần đuôi tách ra khỏi cơ thể đều có những cột trụ hình nấm với những lỗ chân lông nhỏ li ti. Các vi mô này dày đặc trên mỗi đoạn dường như chỉ chạm nhẹ với nhau. Điều này cho phép phần đuôi sẽ có ‘’liên kết giòn’’, kết nối lỏng lẻo, gắn ‘’tạm bợ’’ trên cơ thể và sẽ tách ra khi cần thiết.
Thằn lằn đứt đuôi có tự mọc lại không?
Từ thực nghiệm trên và hiện tượng thực tế chúng ta thường bắt gặp thì Thằn lằn đứt đuôi vẫn tự mọc lại được. Nhờ vào các tế bào gốc ở đuôi giúp tạo ra các tế bào mới thay thế tế bào đã mất đi ở phần đuôi bị đứt.
Tuy nhiên, đuôi mọc lại sẽ không bao giờ giống hoàn hảo như ban đầu 100% và kèm theo đó là sự đánh đổi bằng tuổi thọ của thằn lằn. Cụ thể là các tế bào quy định tuổi thọ ở thằn lằn mang tên Telomere, đây vốn là các vòng ADN tại đầu mút của nhiễm sắc thể (NST), có vai trò bảo vệ mã di truyền. Tuy nhiên, telomere sẽ ngắn dần qua thời gian, khiến tế bào mất đi chức năng và dễ nhiễm bệnh. Khi rụng đuôi, đồng nghĩa thằn lằn mất đi một lượng lớn Telomere. Đồng thời việc tái tạo lại đuôi mới sẽ đẩy các vòng Telomere vào trạng thái cực kỳ căng thẳng khiến càng mất nhiều Telomere hơn và tuổi thọ của chúng cũng ngắn lại. Theo lẽ thường, thằn lằn có khả năng tự kéo dài telomere trên NST - tức là tự kéo dài tuổi thọ. Nhưng lúc mất đuôi thì khả năng này cũng mất đi, cho đến khi cái đuôi hình thành.
Bên cạnh đó, thằn lằn đứt đuôi mọc lại đuôi mới sẽ có màu sắc tối hơn, bị biến màu, xương sẽ được thay bằng sụn và đôi khi kèm theo đó là đột biến về hình dáng đuôi như: thằn lằn 2 đuôi, thằn lằn 3 đuôi,…
Thằn lằn đứt đuôi mọc lại được bao nhiêu lần?
Thằn lằn đứt đuôi có thể mọc lại đuôi mới nhiều lần, chỉ cần khoảng 1-2 tháng là đuôi chúng đã được tái tạo hoàn chỉnh. Tốc độ tái tạo nhanh hay chậm còn tùy vào loài thằn lằn và điều kiện môi trường sống của chúng. Tuy nhiên, cứ sau mỗi lần mất đuôi và mọc lại thì tuổi thọ của chúng sẽ càng giảm nhanh.
Tuổi thọ của một con thằn lằn nhà (thạch sùng) trung bình sẽ tầm 5 - 6 năm. Các loài thằn lằn khác như thằn lằn xanh Anole, thằn lằn Agama,… sẽ có tuổi thọ dài hơn.
Vì sao thằn lằn đứt đuôi mọc lại nhiều đuôi mới hơn?
Đã có nhiều trường hợp ghi nhận phát hiện thằn lằn 3 đuôi, 6 đuôi, thậm chí 8 đuôi. Lí do là khi bị mất đuôi gốc thì ngay tại đuôi đó được thay thế bằng các thanh sụn mới, nhưng đôi khi chúng bị trùng lặp và con thằn lằn có thể có hai hoặc nhiều đuôi kép có chiều dài bằng nhau thay vì nơi trước đây chỉ có một. Viêc trộn lẫn như này khiến gốc đuôi thằn lằn mọc thêm các đuôi nhánh.
Theo số liệu dự đoán thống kê có thể đến 3% số thằn lằn trên toàn thế giới sẽ có khả năng mọc nhiều nhiều đuôi khi ‘’tái sinh’’. Việc này sẽ khiến khối lượng cơ thể chúng tăng lên và khiến việc chạy trốn khỏi kẻ thù ở những lần sau khó khăn hơn và có khả năng ảnh hưởng đến việc sinh sản của thằn lằn.
Những động vật có khả năng tự mọc đuôi mới khi đứt như thằn lằn
Trên thực tế, có một số loài động vật khác cũng có khả năng tái tạo lại cơ thể khi bị mất như:
Kỳ nhông Axolotl
Đây là một loài có khả năng cực kì độc đáo, không chỉ tái tạo được các chi như đuôi, chân, tay,.. mà chúng còn có thể tái tạo được nội tạng bên trong như một phần não, tim,…
Ếch cây, nòng nọc
2 loài này cũng tái tạo được đuôi mới khi rụng đuôi. Ngoài ta còn có các loài khác có thể tái tạo lại cơ thể ở những bộ phận khác như: dơi tự vá cánh bị thủng, thỏ, hươu mọc lại sừng,…
Trên đây là những chia sẻ mà CESCO đã tổng hợp được về vấn đề Vì sao thằn lằn đứt đuôi mọc lại được, mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn.
Bị chuột cắn có thể ‘’mất mạng’'