Bị gián cắn có sao không? Hên hay xui
2024.07.11
Bị gián cắn khi ngủ là trải nghiệm không ít người gặp phải. Với hàm răng sắc nhọn của mình, gián có thể cắn vào tay, chân , thậm chí là mặt của bạn khi bạn không chú ý. Vậy nếu chẳng may bạn bị gián cắn có sao không? CESCO xin giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu bị gián cắn
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có những dấu hiệu khi bị gián cắn khác nhau. Các biểu hiện phổ biến thường thấy có thể là:
- Ngứa, nổi mẩn dỏ
- Phát ban toàn thân
- Hắt hơi, chảy nước mũi
- Ho
- Tuột huyết áp
- Sốc phản vệ
- Có vài người bị dị ứng với loại protein có trong nước bọt của gián có thể có dấu hiệu nặng hơn khi bị gián cắn, đặc biệt ở những người bị hen suyễn hoặc trẻ nhỏ.
Vết thương bị gián cắn như thế nào?
Vết thương khi bị gián cắn khá nhỏ, có vết đỏ giống như muỗi đốt. Tùy vào loại gián đã cắn sẽ sưng hay chảy máu khác nhau. Nếu bạn thắc mắc bị gián cắn có đau không thì nó còn phụ thuộc vào kích thước con gián và mức chịu đau của mỗi người, gián càng lớn, mức độ đau càng cao.
Vì sao bị gián cắn?
Nếu bạn để ý, vết gián cắn thường chỉ xuất hiện sau khi ngủ và chỉ ở trên 1 vài bộ phận cố định trên người như miệng, chân, tay, mặt,..Lí do là vì gián cũng không phải côn trùng có xu hướng chủ động tấn công, đặc biệt khi chúng ta còn thức, cho nên dù lí do nhà có nhiều gián thế nào đi chăng nữa cũng sẽ không bị cắn khi bạn thức. Thêm vào đó, ban đêm là giờ hoạt động mạnh của gián do đó và khi đó bạn đã ngủ, chúng sẽ mạnh dạn lại gần hơn. Một là do khu vực bạn nằm gần nơi có nhiều vụn thức ăn, không gian bề bộn tạo điều kiện cho gián dễ kiếm thức ăn hoặc hai là mục đích chúng lại gần bạn chủ yếu do ở những vị trí như miệng, tay,..của bạn có thể còn vết thức ăn, hoặc mùi thức ăn.
Tuy nhiên, với những đặc điểm sinh học kinh dị của gián, đã từng có ghi nhận gián chủ động tấn công và ăn thịt người chết khi chúng không còn gì để ăn.
Bị gián cắn có nguy hiểm không?
Vết thương bị gián cắn nếu nhẹ thì chỉ gây nổi mẩn, ngứa và sẽ hết sau vài ngày, còn nếu nặng hơn và có dị ứng với protein có trong gián như đã nói trên thì có thể gây ra thêm nhiễm trùng vết thương, ho, sốt, thậm chí sốc phản vệ. Gián có thể truyền và phát tán một số loại bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, dịch hạch hay virus bại liệt, bệnh lao,..
Nhưng dù như thế nào, một khi bị gián cắn đều có ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài và làm tăng khả năng bị các bệnh khác. Vì gián là loài côn trùng ăn tạp, môi trường dơ bẩn đều là nơi yêu thích của chúng nên trên người và trong nước bọt của chúng đều chứa toàn vi khuẩn nên phải cực kì cẩn thận khi trong nhà có gián, đặc biệt là những gia đình có trẻ em, bé nhỏ càng phải cẩn trọng do da của trẻ em thường mỏng hơn, gián sẽ dễ cắn thủng hơn.
Bị gián cắn hên hay xui?
Gián luôn gắn liền với những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, là hình ảnh đại diện cho sự ô uế, dơ bẩn, sống trốn tránh, rình rập. Do đó, việc bị gián cắn là điềm xui, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần cẩn thận hơn trong mọi việc là được. Việc quan trọng nhất vẫn là phải xử lí và vệ sinh vết gián cắn ngay lập tức.
Phải làm gì khi bị gián cắn?
Cách xử lí khi bị gián cắn cũng giống như những côn trùng khác, quan trọng nhất vẫn là làm sạch vết thương. Bạn có thể dùng xà phòng và nước sạch rửa cho thật kĩ, lau khô, sau đó có thể sát khuẩn lại thêm với cồn hoặc chất khử trùng tương tự.
Trong trường hợp vết cắn bị ngứa, tuyệt đối không được gãi, vết thương sẽ lan rộng, mưng mủ và nghiêm trọng hơn. Thay vào đó bạn có thể bôi kem chống ngứa, hoặc dầu gió sẽ tốt hơn.
Nếu vết thương có dấu hiệu sưng thì có thể chườm lạnh để giảm sưng, nhưng nếu vết thương sưng mãi không xẹp hoặc có thêm những triệu chứng khác như ho, sốt, khó thở,.. nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời
Đã từng có trường hợp người phụ nữ tại Thái Lan bị nổi mẩn đỏ khắp người, nhức đầu, có biểu hiện tức ngực và ngất xỉu khi bị gián cắn chỉ sau vài phút đồng hồ, nên nhấn mạnh lại tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà ảnh hưởng của vết cắn sẽ nặng hay nhẹ. Do đó, cần phải chú ý theo dõi vết thương cho đến khi hồi phục.
>> Tham khảo| Cách sơ cứu cho trẻ khi bị côn trùng cắn
Nên bôi, sức thuốc gì khi bị gián cắn?
Bị gián cắn nên chú trọng vào thuốc sát khuẩn và thuốc chống ngứa, chống viêm nếu có chảy máu. 1 số loại gợi ý như sau:
- Diệt khuẩn và làm khô vết thương nhanh hơn: cồn, thuốc tím pha loãng,…
- Chống ngứa: dầu gió các loại, eurax, thuốc bôi Mentholatum remos IB, Muhi,…
Trên đây là những thông tin xoay quanh việc bị gián cắn, mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn nếu không may bị gián cắn. Để hạn chế việc đó xảy ra, tốt nhất vẫn nên giữ vệ sinh nhà cửa và cá nhân sạch sẽ, việc đó không chỉ ngăn gián bò vào nhà mà còn ngăn chuột nhắt, chuột cống và các loài côn trùng khác xâm nhập. Và nếu bạn cần diệt gián tận gốc cho gia đình, nhà hàng, khách sạn của mình,..hay bạn thuộc tuýp người sợ gián cần được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay cho CESCO, chúng tôi tự hào là công ty kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp hàng đầu và có hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc diệt gián các loại.