Tin tức
Hãy kiểm tra các thông tin đa dạng được cung cấp bởi CESCO

Rệp giường cắn có sao không?

2024.07.16

Đang nằm ngủ mà bạn cảm thấy ngứa ngáy nhưng tìm hoài không thấy kiến hay muỗi nào hết thì khả năng cao là bạn bị rệp giường cắn rồi. Vậy rệp giường là con gì? Rệp giường cắn có sao không? Cùng lướt nhanh qua bài viết bên dưới và bạn sẽ có câu trả lời.

rệp giường là con gì? bị rệp giường cắn đốt có sao không và phải làm gì để xử lí


Rệp giường là con gì?

Rệp giường hay con rệp giường là loài rệp nhỏ, chỉ tầm 5mm – 9mm, có màu nâu đỏ chúng sẽ thường ẩn nấp trên các vết nứt và kẽ hở của đầu giường, nệm, hoặc các vật dụng gần giường. Ngoài ra, dưới các vật dụng bằng vải như thảm lau chân, ghế sofa,..cũng có khả năng có rệp giường ẩn náu. Rệp giường có thể sống rất lâu mà không cần ăn uống lên đến tận 1 năm và chúng còn có khả năng sinh sản rất nhanh, 1 đôi rệp chỉ sau 1 tuần không bị tiêu diệt có thể sinh sản ra hàng nghìn con rệp con >> Xem chi tiết về rệp giường


Bị rệp giường cắn có sao không?

Có một điều thú vị ở loài rệp giường đó là trong khi cắn người, chúng sẽ đồng thời tiết ra một lượng chất gây mê cực nhỏ làm cho người bị cắn không có cảm giác gì và không nhận ra chúng đang bám trên da chúng ta. Điều này cho phép rệp giường có thể bám trên người và hút máu đến tận 10 phút/lần. Vì sao rệp giường lại cắn chúng ta? Vì thức ăn chính của rệp giường là máu, do đó chúng sẽ lợi dụng những lúc chúng ta ngủ sau đó cắn vào da và hút máu. Cơ thể rệp giường sau khi hút máu sẽ chuyển thành màu đỏ đậm và phình dài ra. Tuy không nguy hiểm như vết cắn của chuột hay vết cắn của gián nhưng việc bị rệp giường cắn lại ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố thẩm mĩ và đời sống sinh hoạt của người bị cắn. Người bị rệp giường cắn có các triệu chứng cơ bản như sau:

  • Vết cắn màu đỏ, đậm ở giữa và nhạt dần ra ngoài
  • Ngứa ngáy, khó chịu tại vết cắn
  • Rệp giường cắn chủ yếu tại mặt, cổ tay, bàn tay, cánh tay và chân.
  • Nổi mụn nước
  • Các triệu chứng có thể nặng hơn tùy theo cơ địa của mỗi người. Vài người nhạy cảm còn có thể bị các triệu chứng như:
  • Khó thở
  • Sưng rộp phồng vết thương
  • Tim đập không đều
  • Buồn nôn

Do đó, để tránh bị rệp giường cắn, bạn cần phải thường xuyên quan sát các vật dụng trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ, giường nệm để có thể phát hiện chúng từ sớm và tìm cách tiêu diệt phù hợp

>> Xem ngay: Cách nhận biết nhà có rệp giường chính xác 99%


Bị rệp giường cắn cực kì mất thẩm mĩ

hình ảnh vết rệp giường cắn đốt không xử lí đúng cách bị sưng, ngứa

(Vết rệp giường cắn có màu đỏ, tương tự như muỗi cắn, ngứa và sưng)

Bị rệp giường đốt gây sưng ngứa

(Một số cơ địa da nhạy cảm thì vết rệp giường cắn đốt to và trầm trọng hơn)

vết cắn của rệp giường khi không xử lí đúng cách, gãi và cào khiến vết thương lan rộng

(Việc gãi, cào vết thương do ngứa sẽ làm vết thương lan rộng hơn và có khả năng bị nhiễm trùng)


Làm gì khi bị rệp giường cắn

Khi bị rệp giường cắn, bạn cần xử lí ngay theo các bước sau:

  • Rửa vết cắn, đốt bằng nước sạch và xà phòng để tránh nhiễm trùng vết thương
  • Tuyệt đối không gãi hoặc cào cấu vết thương làm vết cắn càng lan rộng và nghiêm trọng hơn. Việc làm trầy xước vết thương có thể gây viêm nang lông và để lại sẹo sau này.
  • Có thể chườm lạnh vào vết rệp giường cắn trong trường hợp vết thương đau
  • Nếu người bị cắn là trẻ em thì nên thăm hỏi theo ý kiến của bác sĩ chuyên môn, tuyệt đối không được tự ý kê thuốc giảm đau hay bôi thuốc tùy ý cho bé.

=> Có thể bạn quan tâm|Xử lí nhanh cho bé bị côn trùng cắn

Tuy khá hiếm nhưng đã từng có trường hợp được ghi nhận bị phản ứng mạnh với vết rệp giường đốt như nổi mề đay, hen suyễn thậm chí sốc phản vệ. Vì vậy, cần phải theo dõi vết thương và các triệu chứng để có thể đến gặp bác sĩ nhận tư vấn ngay tức thì.


Cách tránh bị rệp giường cắn đốt

Quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa rệp cắn vẫn là phòng chống sự xuất hiện của rệp giường ngay từ đầu. Bạn nên quan tâm vào việc:

  • Vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn màn thường xuyên
  • Thường xuyên kiểm tra các vật dụng trong nhà đặc biệt là phòng ngủ. Việc này không chỉ ngăn ngừa rệp giường mà còn giúp kiểm soát mối và các loài côn trùng khác rất hiệu quả.
  • Hút bụi, bào nệm: việc hút bụi cho phép bạn có thể làm sạch tận các khe hở, vết nứt bên trong giường và vật dụng
  • Rệp giường không có xu hướng chui vào quần áo nên việc mặc quần áo ngủ dài tay sẽ giúp hạn chế khả năng bị rệp giường đốt hơn
  • Sử dụng các dịch vụ kiểm soát rệp giường định kì vì là cách giúp bạn đảm bảo phòng ngừa rệp giường tốt nhất. Vì nếu tự ý sử dụng thuốc mà không có kinh nghiệm sẽ khiến rệp giường nhanh chóng kháng thuốc và khó điều trị hơn sau này

Tổng kết

Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về việc xử lí khi chẳng may bị rệp giường cắn. Để nhận tư vấn và hỗ trợ khảo sát tận nơi về rệp giường và các côn trùng gây hại khác hãy liên hệ ngay CESCO thông qua Hotline 1900 7114

Tìm hiểu thêm về CESCO và lí do mà chúng tôi luôn là đối tác Kiểm soát côn trùng của các tập đoàn lớn trong nhiều năm qua.

=> Xem thêm: Cách đuổi ruồi, quán ăn nhà hàng KHÔNG TỐN TIỀN

                          Ngộ độc thuốc diệt chuột, chỉ 1% sống sót