RỆP GIƯỜNG LÀ CON GÌ? VÌ SAO NHÀ CÓ RỆP GIƯỜNG?
2024.08.07
Rệp giường còn được biết đến là một loài kí sinh trùng chuyên hút máu người và động vật để sinh trưởng và phát triển. Việc xuất hiện rệp giường trong nhà gây rất nhiều phiền toái cho con người. Vậy cụ thể rệp giường là con gì? Đặc điểm chi tiết của chúng và lí do vì sao có rệp giường trong nhà? Tất cả câu trả lời bạn cần sẽ có trong bài viết dưới đây.
Rệp giường là con gì?
Rệp giường là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là những gia đình có bé nhỏ đang nằm nôi, nằm nệm. Khi bị rệp giường cắn sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nổi mẩn đỏ đầy người. Mệt mỏi nhất là có rất nhiều lí do phát sinh rệp giường mà nếu không để ý thì rệp giường sẽ tái đi tái lại mãi.
Những con rệp giường có kích thước vô cùng nhỏ chỉ tầm 5-9 mm, thân dẹt và có hình bầu dục. Vòng đời rệp giường tương tự như muỗi, ruồi, chúng sẽ cần trải qua 3 giai đoạn để trưởng thành:
(Vòng đời sinh trưởng của rệp giường gồm 3 giai đoạn)
Trứng rệp giường
Rệp giường có màu trắng đến trắng đục, hình hạt gạo. Mất khoảng tầm 2 tuần trong điều kiện môi trường thuận lợi, trứng sẽ phát triển thành con rệp non. Mỗi con rệp giường cái có thể đẻ được từ 2-5 trứng/ngày và liên tục như vậy. Bởi vậy, nếu không phát hiện ra các dấu hiệu có rệp giường trong nhà và tìm cách tiêu diệt từ sớm thì chỉ sau 1 tháng, số lượng rệp giường sẽ kinh khủng đến mức nào.
Rệp giường con
Rệp giường con hay gọi là rệp non là hình thái của trứng rệp sau khi lột xác. Trong khi là rệp non chúng vẫn có thể hút máu, chúng hút máu liên tục và sau khi lột xác 5 lần, rệp con sẽ đủ cứng cáp tiến hóa thành rệp trưởng thành.
Rệp giường trưởng thành
Khi này đã có thể phân biệt được giới tính của rệp giường, chúng sẽ bắt đầu kết cặp với nhau và tiến hành sinh sản.
Đặc điểm của con rệp giường?
Như đã nói, thức ăn chính của rệp giường chủ yếu là máu người và động vật. Chúng hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, thời gian tầm 1 giờ khuya đến sáng. Không chỉ sinh sản nhanh mà rệp giường có tuổi thọ cao nhờ vào kích thước nhỏ và khả năng lẩn trốn của chúng. Tuổi thọ của rệp giường trung bình khoảng 2 - 4 tháng. Tuy nhiên, với môi trường thích hợp, chúng có thể sống được lên đến 1 năm. Trong trường hợp không hút được máu người, rệp giường sẽ hút máu thú nuôi để duy trì sự sống. Bên cạnh đó, rệp giường có thể nhịn đói trong rất lâu kể từ lần cuối hút máu và có khả năng ngủ đông đến 1 năm.
(Rệp giường là con gì? Vẫn còn khá nhiều bạn thắc mắc về côn trùng này)
Rệp giường thường bị nhầm lẫn nhất với loại bọ dơi. Bạn có thể phân biệt chúng thông qua phần lông ở ngực, bọ dơi có phần lông ngực dài hơn và chúng thường chỉ bám trên dơi để hút máu và có xu hướng ẩn nấp trên gác mái nhiều hơn.
Ngoài ra, rệp giường thường bị nhầm lẫn với nhiều loài côn trùng khác như gián con, mối, mọt, ve rận.,… chỉ có thể phân biệt dễ nhất là dựa vào nguồn thức ăn của mỗi loài.
Vì sao nhà có rệp giường?
Như đã nói, rệp giường hút máu người và động vật để phát triển, do đó chỉ cần nơi nào có sinh vật sống thì sẽ là nơi lí tưởng cho chúng tồn tại và phát triển. Các vị trí thường xuất hiện rệp giường bạn cần lưu ý:
- Giường, nệm
- Lò xo nệm
- Các vật dụng gần giường như tủ đầu giường, dưới chân bàn, đèn ngủ,..
- Rèm cửa
- Thảm chùi chân
- Dưới công tắc điện,…
- Với môi trường có độ ẩm cao, ẩm thấp cộng thêm với việc chăn mền, ga gối nệm lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ, bám bụi và tích tụ vi khuẩn là lí do chính khiến nhà có rệp giường.
- Ngoài ra khi bạn đi du lịch hoặc nghỉ ngơi tại nơi có rệp giường cũng sẽ có khả năng lây lan vào nhà bạn thông qua việc chúng bám vào quần áo, túi xách, vali,…rồi theo bạn vào nhà.
Rệp giường có cắn không?
Rệp giường cần phải cắn trực tiếp vào da để hút máu. Các vết cắn do rệp gây ra khá nhỏ, tuy không gây mắc các bệnh nguy hiểm như khi gián cắn hoặc chuột cắn nhưng ở mỗi lần hút máu, rệp giường sẽ tiết lên da nước bọt của chúng. Trong đó có chứa hợp chất protein và enzyme khiến cho một số người có phản ứng dị ứng và phiền toái mà chúng mang lại chắc chắn khiến bạn rất khó chịu >>Xem thêm Rệp giường cắn có sao không?
Một số lưu ý giúp bạn dễ phân biệt vết rệp giường cắn so với các loài côn trùng khác thông qua đặc điểm:
- Có màu đỏ, đậm ở giữa và lan dần ra ngoài
- Có kích thước nhỏ li ti và nằm thành cụm
>> Cách xử lí khi bị rệp giường cắn
Cách phòng chống xuất hiện rệp giường
- Thường xuyên vệ sinh các vật dụng như chăn mền, gối và khu vực giường ngủ, phòng ngủ
- Nên có cửa sổ trong phòng ngủ để có ánh nắng tăng hiệu quả phòng chống rệp giường tốt hơn
- Giữ cho không gian sạch sẽ không ẩm thấp
- Liên hệ đơn vị diệt côn trùng để kiểm soát và phòng ngừa định kì
- Nên mặc quần áo dài tay để tránh bị rệp giường cắn vì chúng không có xu hướng cao bám vào quần áo.
Những câu hỏi khác về rệp giường
Con rệp giường màu gì?
Rệp có màu nâu như màu của loài gián nhưng nhạt hơn. Khi hút máu vào thì cơ thể chúng chuyển thành màu đỏ sẫm và dài ra
Kích thước con rệp giường?
Rệp giường có kích thước nhỏ, hình bầu dục và dẹt. Kích thước trung bình chỉ tầm 1.5mm và to nhỉnh ra một chút khi vừa hút máu
Con rệp giường ăn gì?
Rệp giường chỉ sống nhờ vào máu. Nếu không có máu chúng sẽ nhịn đói hoặc chuyển qua ngủ đông. Chúng có khả năng nhịn đói lên đến cả tháng và ngủ đông đến tận 1 năm.