Xử lí nhanh cho bé bị côn trùng đốt
2024.07.10
Bé bị côn trùng đốt phải làm sao?
Bị côn trùng đốt hay còn hiểu là bị côn trùng cắn hoặc chích sẽ luôn đi kèm với những khó chịu cho bé như: ngứa ngáy, mẩn đỏ, đau nhức,..nặng hơn là đau rát, sưng phù,... Việc nắm rõ được cách xử lí ngay cho bé khi bị côn trùng đốt sẽ rất cần thiết cho ba mẹ lúc này.
Biểu hiện khi bé bị côn trùng đốt, chích, cắn
(Trẻ sơ sinh bị côn trùng cắn nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu)
- Nổi mẩn đỏ
- Bé ngứa ngáy
- Có vết sưng nhẹ.
Đây sẽ là những biểu hiện khi bé bị côn trùng đốt mà bạn dễ thấy nhất bằng mắt thường. Tuy nhiên, sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa và loại côn trùng đã đốt bé mà sẽ có thêm những biểu hiện khác nhau. Bé lớn có thể tự nói hoặc gợi ý cho bạn loài côn trùng mà chúng gặp phải, còn đối với các bé nhỏ bạn cần tinh ý và dựa vào dấu hiệu riêng của từng loài như sau:
- Kiến đốt, muỗi chích: gây đỏ ngứa tức thì tại vết thương. Nếu là kiến lửa, kiến nhọt cắn có thể gây mưng mủ và đau nhức. Da bé nào độc, nhạy cảm thậm chí có thể gây lở loét, nhức nhối vô cùng khó chịu
>>Có thể bạn quan tâm: ''Giai đoạn vàng'' để diệt muỗi
- Rết đốt: thường xuất hiện với dấu đốt hình chữ V, đỏ ngứa và đau rát. Nếu là rết lớn thì vết thương có thể chảy máu, rát bỏng, sung bạch huyết và nặng hơn là nhiễm trùng, hoại tử. Nếu không phát hiện và xử lí sớm sẽ xuất hiện thêm nhiều triệu chứng nặng hơn: nổi mề đay, khó thở, tức ngực, đau bụng, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim,..
- Ong đốt: là tình trạng dễ đoán nhất do vết đốt sẽ đau nhức dữ dội và vết đốt sẽ sưng vù chỉ sau vài phút. Vết đốt của ong rất nguy hiểm vì khi ong đốt sẽ để lại ngòi ong tại vết thương và sẽ có độc tố cao nếu thuộc loài: ong vò vẽ, ong bắp cày.
- Nhện đốt: tuy hiếm gặp nhưng khả năng bé bị loài côn trùng này đốt không phải không có. Vết đốt của nhện có thể gây phồng da, sưng đỏ và đau nhức kèm theo chóng mặt, hành sốt.
Cách xử lí nhanh cho bé bị côn trùng đốt
Khi bé bị côn trùng đốt, việc xử lí nhanh sẽ giúp giảm các ảnh hưởng lên bé vì làn da của bé rất mỏng và sức đề kháng lại yếu nên càng để lâu càng nguy hiểm. Trường hợp nếu vết đốt nhẹ, việc ngăn các bé gãi, cạy tránh làm vết thương lan rộng ra và lâu lành là điều quan trọng nhất. Do còn nhỏ, các bé sẽ chưa tự ý thức được việc chăm sóc bản thân nên các cha mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc bôi để điều trị. Do trẻ là da non nên ưu tiên chọn các loại kháng viêm có thành phần nhẹ, ít có tác dụng phụ như: Prednisolone Valerate Acetate.
Trường hợp vết đốt nặng hơn, đã có dấu hiệu lan rộng hoặc bị ong chích, nên sơ cứu tuần tự theo các bước sau:
- Dùng nhíp gắp ngòi độc ra, tránh nặn, bóp vết thương làm độc lan rộng.
- Rửa vết côn trùng đốt dưới vòi nước sạch và xà phòng để diệt khuẩn loại dành cho trẻ. Có thể thay thế bằng nước muối sinh lý cũng có tác dụng rửa trôi độc tố tương tự
- Quan sát trẻ xem có dấu hiệu gì bất ổn không. Có thể dùng đá để làm lạnh, gây tê vết thương khiến cho trẻ đỡ đau nhức và ngứa ngáy.
- Nếu bị gián cắn thì nên thực hiện theo các bước sau để tránh mắc các bệnh nguy hiểm. Vì thực tế con gián có kích thước nhỏ nhưng chúng là loài côn trùng chuyên sống trong những nơi bẩn thỉu do đó vết cắn của chúng luôn chứa nhiều vi khuẩn.
- Thoa các loại thuốc chống ngứa như Crotamiton & I-menthol và kháng viêm như Prednisolone Valerate Acetate.
- Nếu trẻ có xuất hiện triệu chứng nguy hiểm như: khò khè, khó thở, nôn ói, chóng mặt,...nên ngay lập tức mang trẻ đến kiểm tra tại cơ sở y tế để có phương pháp điều trị sâu hơn.
Những lưu ý khi sơ cứu cho bé bị côn trùng đốt
- Tách trẻ ra khỏi côn trùng ấy ngay trong trường hợp trẻ đang bị tấn công. Tuyệt đối không dùng tay không để đập hoặc chà xát côn trùng trên da trẻ, gây nhiễm trùng vết thương
- Không tự bôi các loại thuốc, thành phần không có cơ sở khoa học và không được bác sĩ chỉ định như: nước mắm, lá các loại cây,...
- Theo dõi cập nhật các biểu hiện của trẻ thường xuyên cho đến lúc các dấu vết cắn lành hẳn
- Luôn đảm bảo tay chân sạch sẽ khi sơ cứu vết cắn cho trẻ
Mong rằng cách xử lí khi bé bị côn trùng đốt trong bài viết có thể giúp ich cho bạn trong việc bảo vệ con em mình. Vì trẻ con ham chơi và đang trong độ tuổi khám phá, nên việc không vô tình bị côn trùng cắn là rất dễ xảy ra. Tốt nhất là ba mẹ vẫn nên phòng chống côn trùng tại nhà ngay từ sớm bằng các loại thuốc diệt côn trùng hiệu quả tự làm hoặc sử dụng các dịch vụ kiểm soát côn trùng định kì nếu có điều kiện hơn. Bên cạnh đó cần thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của các bé và đừng xem thường và bỏ qua bất kì dấu vết nhỏ nào trên người các bé nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu phun xịt diệt muỗi định kì để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và những người thân trong gia đình tránh khỏi sốt xuất huyết, sốt rét,...liên hệ ngay với CESCO Tại đây, chúng tôi tự hào là dịch vụ phun xịt diệt muỗi và kiểm soát các loài côn trùng gây hại hàng đầu tại Việt Nam.
Tư vấn và khảo sát tận nơi MIỄN PHÍ cùng CESCO nhé.