Tin tức
Hãy kiểm tra các thông tin đa dạng được cung cấp bởi CESCO

Thuốc diệt chuột kịch độc và những nhầm lẫn tai hại

2024.07.17

''Các ca ngộ độc thuốc diệt chuột tăng mạnh'', ''Thuốc diệt chuột, cái chết trong tích tắc'' và còn nhiều bài báo khác liên quan đến vấn đề này. CESCO hiểu rằng, khá nhiều người khi muốn diệt chuột, việc đầu tiên họ nghĩ đến sẽ là mua thuốc chuột. Tuy nhiên, chỉ cần một phút lơ là trong việc sử dụng cũng có thể khiến bạn đương đầu ngay với tử thần. Cùng xem qua các nguyên nhân có thể gây ra ngộ độc, biểu hiện và cách sơ cứu cho nạn nhân như thế nào qua bài viết bên dưới nhé

lí do ngộ độc thuốc diệt chuột là gì, vì sao bị ngộ độc thuốc diệt chuột


Vì sao bị ngộ độc thuốc diệt chuột

Thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị ngộ độc thuốc diệt chuột, CESCO sẽ chia ra là nguyên nhân chủ động và nguyên nhân bị động cho mọi người dễ đọc hơn

1. Ngộ độc bị động

  • Không sử dụng các đồ dùng bảo hộ khi sử dụng thuốc diệt chuột như: khẩu trang, mắt kính, bao tay,..Khi đó hơi thuốc có thể bay vào mắt, mũi hoặc thuốc dính vào tay chân rồi lại dùng bộ phận đó để cầm nắm thức ăn hít phải thuốc diệt chuột
  • Nhầm lẫn với thức ăn: ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc diệt chuột với các hình dáng mẫu mã khác nhau. Trong đó có nhiều thuốc được thiết kế bao bì bắt mắt, nhìn như thức ăn, đặc biệt là loại thuốc của Trung Quốc dưới đây, nhìn không khác gì ‘’cây bòn bon’’ – đồ ăn vặt mà trẻ con hay ăn
  • Thuốc diệt chuột rơi vào thức ăn: Trong quá trình phun xịt, đặt thuốc, không đậy kín thức ăn cẩn thận hoặc chuột đi vào nơi dính thuốc, sau đó lại bò vào thức ăn khiến thức ăn cũng bị dính thuốc rồi chúng ta ăn vào và bị ngộ độc thuốc diệt chuột
  • Bị đầu độc: thuốc diệt chuột cũng được tính là một loại thuốc độc được nhiều người sử dụng để hãm hại người khác.

>>Có thể bạn quan tâm: Nguy cơ bị hoại tử vết thương do chuột cắn

2. Ngộ độc chủ động

Tự tử bẳng thuốc diệt chuột: vì mâu thuẫn trong các mối quan hệ hoặc áp lực cuộc sống, nhiều người đã tìm đến thuốc diệt chuột để kết thúc cuộc đời mình


Dấu hiệu bị ngộ độc thuốc diệt chuột

Đối với các trường hợp ngộ độc thuốc chuột bị động

Tùy vào mỗi nạn nhân bị ngộ độc loại thuốc diệt chuột nào mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Nếu nạn nhân có một trong các biểu hiện dưới đây thì nên được đưa đến bệnh viện gấp để các bác sĩ chẩn đoán lại cho chính xác và đưa ra phương hướng cấp cứu nhanh nhất:

  • Khó nói, khó thở, hụt hơi
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy có máu, ho ra máu, tiểu ra máu
  • Hơi thở có mùi hôi hóa chất, hoặc như mùi tỏi
  • Huyết áp thấp
  • Hôn mê, co giật
  • Cứng cơ, hàm

dấu hiệu, biểu hiện bị ngộ độc thuốc diệt chuột và làm sao để cấp cứu

Đối với các trường hợp ngộ độc thuốc chuột chủ động

Trong tình huống nạn nhân đã muốn tự hủy hoại bản thân thì cần phải xác định nạn nhân đã dùng loại thuốc chuột nào? Thành phần gì? Rồi thông báo cho bác sĩ để có thể nhanh chóng xử lí cấp cứu chính xác. Các hoạt chất thường dùng trong thuốc diệt chuột là:

  • Thạch tín hay còn gọi là Asen. Sau 1-3 giờ nhiễm độc sẽ có các triệu chứng như: nôn mửa, tiêu chảy có máu, miệng hôi mùi tỏi, mê sảng, co giật,..
  • Aldicarb có độc tính chết người, triệu chứng thường thấy như: sùi bọt mép, chảy nước mắt, nôn, tiêu chảy,..
  • Bromethalin: loại này gây ảnh hưởng cả hệ thần kinh từ 4-7 giờ có thể mê sảng đến phù não nặng
  • Hợp chất 1080 và 1081 là loại thuốc diệt chuột nhập khẩu từ Trung Quốc, sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Loại này không màu, không vị. Chỉ cần ít nhất 30 phút sau khi vào cơ thể mà không được cấp cứu kịp thời thì sẽ bị co giật toàn thân, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, suy tim và tử vong.

>> Tin hot: Người phụ nữ bị gián cắn phải cấp cứu vì nguy hiểm


Sơ cấp cứu cho người bị ngộ độc thuốc diệt chuột

Khi vừa phát hiện nạn nhân bị ngộ độ thuốc diệt chuột cần lập tức:

  • Đưa nạn nhân đến khu vực an toàn
  • Quan sát trạng thái, biểu hiện của nạn nhân, tìm kiếm qua vỏ chai thuốc gần đấy nếu có
  • Gọi ngay cho cấp cứu để được đưa đến cơ sở y tế gần nhất
  • Sau đó sơ cứu đơn giản cho nạn nhân trong thời gian chờ xe cấp cứu bằng cách: không thốc ép nạn nhân nôn ói chất độc ra tránh phản tác dụng, nghiêng đầu nạn nhân qua một bên để tránh nghẹn khi ói. Nới lỏng quần áo để nạn nhân thoải mái hơn. Rửa sạch thuốc dính trên cơ thể bằng nước sạch.

cách sơ cấp cứu cho người bị ngộ độc thuốc diệt chuột là gì


Lưu ý khi cấp cứu ngộ độc thuốc diệt chuột

  • Ghi nhớ tên, bao bì của hóa chất, thuốc diệt chuột đó. Dùng máy ảnh chụp lại và đưa cho bác sĩ
  • Ghi nhớ triệu chứng của nạn nhân, thời gian phát hiện
  • Không thốc ép cho nạn nhân nôn ói ra
  • Không cho nạn nhân ăn bất kì thứ gì khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
  • Không tự ý thực hiện các biện pháp giải độc không có cơ sở khoa học

Cách phòng tránh ngộ độc thuốc diệt chuột

  • Nên sử dụng các loại thuốc diệt chuột lành tính, ít ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Chỉ sử dụng các loại thuốc có nhãn hiệu, xuất xứ và đầy đủ giấy tờ cấp phép lưu hành
  • Vị trí đặt thuốc, bã chuột nên cách xa đồ ăn, thức uống

đặt thuốc, bả diệt chuột xa thức ăn, nước uống tránh bị ngộ độc thuốc diệt chuột

  • Thông báo cho người thân trong gia đình các vị trí và hình dáng thuốc diệt chuột

thông báo, cảnh báo về vị trí đã đặt thuốc chuột cho mọi người tránh bị ngộ độc độc thuốc diệt chuột

  • Thường xuyên quan sát các bé nhỏ và thú cưng trong nhà và ngăn cản đến những khu vực đặt bả, thuốc
  • Trong trường hợp gia đình có người thân, con em có dấu hiệu tâm lí bất ổn nên thường xuyên theo dõi, động viên và trò chuyện để giải tỏa căng thẳng cho họ. Tránh gây ra những suy nghĩ tiêu cực

Tổng kết

Trên đây là các chia sẻ về ngộ độc thuốc diệt chuột. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng tránh và xử lí khi chẳng may có vấn đề phát sinh.

Để vấn đề diệt chuột hiệu quả, tận gốc mà vẫn an toàn, hãy liên hệ ngay với CESCO. Chúng tôi là dịch vụ diệt chuột chuyên nghiệp và côn trùng các loại. Các sản phẩm chúng tôi sử dụng đều được chứng nhận và cấp phép lưu hành, bên cạnh đó các bẫy chuột luôn có thùng bảo vệ kèm khóa, đảm bảo an toàn cho cả trẻ nhỏ và thú cưng.

>>Xem thêm: Dấu hiệu nhà có chuột chính xác 99%