Bị chuột cắn chảy máu nên làm gì? Nguy cơ bị hoại tử, nhiễm trùng cho chuột cắn
2024.07.16
Mới đây, bệnh viện đa khoa tại Phú Thọ vừa tiếp nhận một bệnh nhân đến điều trị trong tình trạng vết thương ở chân đang có dấu hiệu hoại tử do bị chuột cắn chảy máu nhưng không xử lí kịp thời. Đáng buồn thì đây lại không phải trường hợp duy nhất bị các triệu chứng như nhiễm trùng, sưng, sốt, thậm chí hoại tử như trên chỉ vì không sơ cứu hoặc đã xử lí không đúng cách khi bị chuột cắn chảy máu. Những thông tin CESCO chia sẻ qua bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn có cách xử lí đúng đắn nếu chẳng may rơi bị rơi vào trường hợp này.
Chuột cắn chảy máu có sao không?
Chuột là trung gian lây truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm thông qua vết cắn của chúng và đi vào cơ thể người. Vì bản chất chuột là loài dơ bẩn, chúng di chuyển và sống tại những nơi dơ bẩn, chưa nhiều vi khuẩn như ống cống, thùng rác,..Ngoài ra thức ăn của chuột cũng tạp nham mọi thứ và dĩ nhiên trong đó sẽ không ít các loài vi khuẩn nguy hiểm cho con người.
Vết thương bị chuột cắn chảy máu dù ít hay nhiều đều nguy hiểm, nhẹ thì nhiễm trùng vết thương, sưng, ngứa,..Nặng hơn có thể mưng mủ, nhiễm trùng, lở loét, hoại tử vết cắn hoặc mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.
>> Xem thêm | Các loài chuột ''độc dị'' trên hành tinh
Các loại bệnh thường mắc phải khi bị chuột cắn chảy máu
Bệnh sốt chuột Sodoku
Đây là bệnh phổ biến nhất khi bị chuột cắn. Chỉ từ 5 -30 ngày tính từ khi bị chuột cắn, nạn nhân sẽ bắt đầu có dấu hiệu khởi phát bệnh với cơn sốt cao theo từng đợt, phát ban hoặc đau cơ, đau khớp. Nếu không được điều trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong có thể đạt 6-10% chỉ sau 1-2 tháng.
Bệnh dịch tễ
Hay còn gọi là dịch hạch là loại bệnh lây truyền từ chuột sang người thông qua vết cào hoặc cắn của các động vật gặm nhấm hoang dã, trong đó có chuột. Thời gian ủ bệnh ngắn chỉ từ 2-5 ngày sau khi bị chuột cắn chảy máu. Đầu tiên khởi phát bệnh sẽ là những cơn sốt cao đột ngột, sau đó là nổi hạch bạch huyết, mưng mủ, lở loét, ảnh hưởng đến gan và lá lách. Bệnh này thuộc dạng cực nguy hiểm vì không chỉ có tỉ lệ tử vong cao 60% mà còn do bệnh có khả năng lây lan từ người sang người thông qua nước bọt, hắt hơi lây truyền trong không khí.
Xử lí khi bị chuột cắn chảy máu
Nếu chẳng may bạn bị chuột cắn chảy máu thì tuyệt đối không được dùng tay tự ý nặn máu ra, việc đó không giúp ích gì mà còn khiến cho vi khuẩn, virus trong nước bọt của chuột lan truyền nhanh hơn vào cơ thể và động tác nặn máu cũng làm dập mô vết thương, khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Ngay khi bị chuột cắn chảy máu, bạn nên nhanh chóng xử lí vết thương theo các bước sau đây:
- Rửa sạch ngay vết thương với xà phòng, nước ấm.
- Lau khô vết thương bằng bông gòn. Nếu vết chuột cắn chảy máu lớn thì có thể dùng băng gạc để băng vết thương tránh nhiễm trùng.
- Liên hệ bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để có thể tiêm ngừa uốn ván
- Thường xuyên theo dõi vết thương và các biểu hiện của cơ thể mỗi ngày
- Đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị ngay khi có bất kì dấu hiệu gì bất thường
Lưu ý khi bị chuột cắn chảy máu
- Tuyệt đối không nặn máu vết cắn
- Không chủ quan vết thương, phải thường xuyên theo dõi
- Tìm hiểu xem trong nhà mình đang có loại chuột nào (chuột nhắt, chuột cống, chuột đen,..) và khả năng cao đã bị loại chuột nào cắn
- Sử dụng các biện pháp phòng tránh chuột vào nhà và liên hệ ngay đơn vị diệt chuột và kiểm soát động vật gây hại để khảo sát không gian nhà và tránh tình trạng chuột quay lại.
- Ngăn chặn bị chuột cắn chảy máu
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, hạn chế các góc khuất tạo điều kiện chuột làm tổ
- Tìm cách tiêu diệt tận gốc chuột ngay khi phát hiện dấu hiệu có chuột trong nhà
- Nên mắc mùng khi ngủ dù ban hay đêm
Một vài hình ảnh bị chuột cắn chảy máu
( Bị ngứa tại vết cắn do chuột cắn chảy máu gây ra)
( Vết chuột cắn bị nổi mẩn đỏ phát ban, rất nguy hiểm, đặc biệt đối với các bé nhỏ và người lớn tuổi)
(Vết chuột cắn chảy máu nếu không chăm sóc kĩ sẽ lâu lành, lở loét và mưng mủ)
Tổng kết
Có lẽ bạn đã tìm thấy đáp án cho câu hỏi ''Bị chuột cắn có sao không'' qua bài viết trên. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn khi cần thiết nhé. Xem thêm các mẹo hay về côn trùng cùng CESCO\