Vì sao loài gián ‘’bất tử’’ | Đặc điểm sinh học và cách ngăn chặn gián
2024.12.21
Đã bao giờ bạn thắc mắc đặc điểm sinh học của gián như thế nào, cấu tạo cơ thể chúng ra làm sao mà lại khó trị đến như vậy không? Đáp án sẽ có trong bài viết dưới đây, cùng xem qua để hiểu thêm về loài gián và cách phòng ngừa chúng bò vào nhà nhé.
Cấu tạo cơ thể của loài gián
Gián hay còn có tên gọi khá dễ thương là tiểu cường, được biết đến là loài côn trùng gây hại phổ biến nhất trong mỗi ngôi nhà tại Việt Nam. Đặc điểm nhận dạng chung của gián là có cơ thể dẹt, có đôi cánh ôm vừa khít lưng, màu nâu đậm nhạt tùy loài. Kích thước thường dao động từ 2-3mm đếm 8cm..
Gián có cơ quan cảm giác vô cùng nhạy cảm dưới bụng nên có thể phát hiện chuyển động từ xa thông qua những rung chuyển trên mặt đất. Tất cả các loài gián đều ghét ánh sáng, đa phần hoạt động mạnh về đêm. Chúng sống tập trung theo bầy và giao tiếp, truyền tín hiệu cho nhau bằng Pheromone – một chất được bài tiết qua phân gián và có thể tồn lưu lên đến 1 năm.
Có rất nhiều loài gián khác nhau trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, có 2 loài phổ biến nhất mà bạn có thể dễ dàng gặp được là:
Gián Mỹ
- Đặc điểm gián Mỹ: là loài gián lớn tầm 3,8cm hoặc hơn, thân hình dẹt, có màu nâu sẫm hoặc nâu đỏ. Và có 1 vân vòng khoen 1 màu vàng trên phần lưng.
- Gián Mỹ có thể bay nhưng lại khá ít bay, chúng chỉ thích bò trên mặt đất
- Môi trường sống chính của gián Mỹ là những nơi ẩm ướt, gần nguồn nước và thức ăn như nhà bếp, nhà ăn, nhà hàng,..
Gián Đức
- Đặc điểm gián Đức: là loài gián nhỏ chỉ tầm 10-15mm nhưng được xem là loài gián ‘’cứng đầu’’ nhất. Rất dễ nhận ra chúng với 2 sọc đen dài chạy dọc trên lưng
- Gián Đức không bay được. Gián Đức ưa môi trường khô nóng như bên trong các máy móc, hoặc xe hơi
Đặc điểm sinh học đặc biệt của gián
Gián được tạo hóa ban cho cấu tạo cơ thể với những đặc điểm phi thường để sinh tồn và cộng thêm tập tính sống đáng sợ của chúng đã giúp chúng vẫn tồn tại từ thời nguyên thủy 320 triệu năm trước đến nay mà không có nhiều thay đổi về ngoại hình. Các đặc điểm của gián nổi bật phải kể đến là:
- Ăn tạp: Gián có đặc điểm rất ham ăn và tạp ăn, chúng có thể ăn bất kì thứ gì, thậm chí khi không có thức ăn chúng có thể ăn cả phân và xác đồng loại hoặc gián con, gián đang lột xác.
- Nôn ói: Gián có thể ép ói ra thức ăn chúng đã ăn hoặc không tiêu hóa được khi muốn ăn thức ăn mới vì chúng rất thích thực phẩm tươi mới và đồ ngọt.
- Ép thân: khi cần thiết gián có thể ép thân xuống chỉ còn 1/3 kích thước thật của cơ thể nên hầu như ít có khe hở nào mà chúng không thể chui qua được
- Chạy nhanh: gián chạy rất nhanh nên rất khó để bắt được chúng
- Nhạy cảm: Ngoài cơ quan cảm ứng dưới bụng thì cặp ria của gián cũng rất nhạy cảm
- Có thể bay: có rất nhiều gián biết bay nhưng thời gian bay không lâu vì cơ thể chúng khá lớn so với cánh. Riêng gián Đức là không thể bay
- Có thể bơi: gián có thể bơi, lướt trên mặt nước
- Có thể lặn: gián có thể lặn trong nước 40 phút mà vẫn không hề hấn gì
- Chịu được nóng: đặc điểm cơ thể gián cho phép chúng có thể chịu nóng từ 75-85 độ F
- Nhịn ăn: gián có thể sống 1 tháng mà không ăn nhưng chỉ sống được 3 ngày nếu như thiếu nước
- Gián mất đầu vẫn sống: nghe hơi vô lí nhưng thật sự con gián bị mất đầu vẫn có thể sống trong 1 khoảng vài phút ngắn
- Gián chịu được phóng xạ độc hại: vì đặc điểm cấu tạo cơ thể gián đơn giản và chu kỳ phát triển tế bào chậm hơn con người do đó chúng có thể chịu được mức độ bức xạ 10.000 đơn vị radon của cobalt-60 trong khi con người chỉ cần chiếu bức xạ 1.000 đơn vị radon của cobalt-60 trong vòng 10 phút là đã bị tiêu diệt.
Vòng đời của gián
Vòng đời 1 con gián sẽ trải qua 3 giai đoạn: trứng -> ấu trùng -> gián trưởng thành. Tuổi thọ trung bình của gián thường từ 1 đến 2 năm cũng tùy vào loại gián và điều kiện sinh sống của chúng mà có sự khác biệt như:
- Gián Mỹ: 2 năm
- Gián Đức: dưới 1 năm
- Gián Úc: khoảng 1 năm hoặc hơn
1 con gián cái có thể đẻ được 4-8 lần trong đời, mỗi lần tầm 30-50 con. Gián con mất 30-60 ngày để phát triển thành gián trưởng thành tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng mà giai đoạn này có thể rút ngắn hay kéo dài. Khi gián trưởng thành chúng lại tiếp tục sinh sản và vòng đời ấy cứ lặp đi lặp lại tuần hoàn như vậy. Qua đó, có thể thống kê, nếu 1 con gián cái sau 3 tháng không bị tiêu diệt, nó có thể sinh sản đến 800 con.
Một bí mật nữa là con gián cái luôn mang túi trứng bên mình, khi gặp nguy hiểm hoặc trước khi bị tiêu diệt, gián cái sẽ thả túi trứng ra và gián con vẫn có thể lớn lên bình thường.
Gián ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người và môi trường
Ô nhiễm môi trường do gián: mùi hôi của gián chắc hẳn sẽ vô cùng khó chịu với tất cả mọi người. Thêm vào đó phân gián góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.
Gián gây ngộ độc thực phẩm: đặc điểm của gián thường đi qua những nơi dơ bẩn như thùng rác, nhà vệ sinh,..thức ăn của gián cũng tạp nham nhiều loại, chúng có thể ăn cả xác đồng loại và phân của chúng nên việc thức ăn của bạn chẳng may có phân gián, nước bọt của gián hoặc chỉ cần có gián bò vào thôi cũng đã khiến bạn có khả năng bị ngộ độc, tiêu chảy, kích ứng, nhiễm ký sinh trùng gây hại,...
Bị gián cắn gây nhiễm bệnh: trên thực tế đã có rất nhiều người bị gián cắn và thông qua vết thương khả năng có thể mắc các bệnh rất nguy hiểm. Trường hợp cụ thể như 1 người phụ nữ tại Thái Lan đã bị gián cắn phải cấp cứu ngay trong đêm.
>> Tham khảo: Cách sơ cứu bé khi bị côn trùng cắn
Cắn phá đồ đạc: nếu đồ đạc bạn không gọn gàng hoặc còn ám mùi thức ăn thì việc bị gián cắn lủng quần áo hoàn toàn có thể xảy ra, gây tổn thất nặng nề.
Cách ngăn chặn gián bò vào nhà
Để ngăn chặn thì trước tiên bạn phải hiểu lí do vì sao gián bò vào nhà và xử phòng tránh dựa trên những lí do đó. Với những đặc điểm, cấu tạo sinh học như trên của gián thì thật sự gián xứng đáng được xếp vào loài côn trùng gây hại cứng đầu nhất. Tuy nhiên, sinh vật nào cũng có điểm yếu:
- Gián đặc biệt sợ những thứ có mùi hăng, cay nồng như hành tỏi, chanh, tiêu, ớt,..nên bạn có thể sử dụng tinh dầu, hoặc bột từ các gia vị trên để ngăn gián
- Trồng cây bặc hà hoặc quế, lavender cũng là một cách ngăn gián hiệu quả. Cách này không chỉ áp dụng được cho gián mà con cho các loài côn trùng bay khác.
- Vệ sinh sạch sẽ những nơi có thể phát sinh và là lối gián vào. Tùy thuộc vào các loại mô hình không gian khác nhau mà đường di chuyển của gián sẽ khác nhau
- Sử dụng dịch vụ diệt gián và kiểm soát côn trùng định kì sẽ giúp bạn đảm bảo không gian sống của bạn luôn an toàn và không còn lo lắng về gián nữa.
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về đặc điểm của gián và giúp ích phần nào cho bạn trong việc diệt diệt gián tận gốc. Cảm ơn bạn đã tham khảo thông tin từ CESCO - chuyên gia kiểm soát côn trùng và động vật gây hại