Con mối sống được bao lâu? VÒNG ĐỜI THẾ KỈ của loài mối
2024.07.11
Tùy thuộc vào ‘’giai cấp’’ của từng loại trong vương quốc mối mà tuổi thọ của mối sẽ có sự khác biệt. Vậy cụ thể mối sống được bao nhiêu năm, cùng CESCO đến với bài viết bên dưới nhé.
Vòng đời của mối
Mỗi con mối sẽ có 3 giai đoạn phát triển trong mỗi vòng đời của mình: trứng, ấu trùng, mối trưởng thành.
Trứng mối
Mối chúa có thể đẻ từ 8.000 đến 10.000 trứng mỗi ngày. Trứng mối khá nhỏ nhưng có thể nhìn bằng mắt thường, màu trắng nhạt và có hình bầu dục. Sau khi đẻ, trứng sẽ được mối vua thụ tinh và mang sang phòng dưỡng để ấp thành ấu trùng.
Ấu trùng mối
Không nhanh như loài ruồi, qua thời gian ấp khoảng vài tuần, trứng mới nở ra ấu trùng. Chúng sẽ có hình dáng khá giống 1 con sâu nhỏ và chỉ bằng kích thước quả trứng mối. Mối thợ trưởng thành sẽ cho chúng ăn, chăm sóc chúng. Sau vài lần lột xác, ấu trùng sẽ biến thành mối thợ con và tham gia vào công việc phụ giúp những công việc trong tổ.
Mối trưởng thành
Sau thời gian được chăm sóc, mối con sẽ lớn lên và trở thành mối trưởng thành và sẵn sàng tham gia vào mọi hoạt động của mối thợ trong việc chăm sóc mối chúa và xây dựng duy trì hoạt động của tổ mối.
Phân chia tầng lớp trong tổ mối
Tổ mối được xem là mô hình xã hội thu nhỏ, liên kết với nhau chặt chẽ và có sự phân chia công việc rõ ràng với đứng đầu là mối chúa, mối vua dưới đó là mối thợ và mối lính. Sơ lược qua đặc điểm và vai trò của mỗi loại mối để có thể hiểu thêm về lí do vì sao chúng có tuổi thọ như vậy.
Mối chúa | đứng đầu trong tổ mối, giữ vai trò số lượng mối cho tổ. Suốt vòng đời, mối chúa không di chuyển ra khỏi tổ, chỉ cố định một chỗ để ăn và đẻ trứng.
(Hình ảnh một con mối chúa trong tổ mối)
Mối vua | giữ vai trò là thụ tinh cho số trứng của mối chúa đẻ ra
(Hình ảnh con mối vua, mối vua có kích thước to thứ 2 và tuổi thọ cũng dài thứ hai chỉ sau mối chúa)
Mối thợ | là lực lượng đông nhất và là lao động chính đảm nhận gần như mọi vai trò trong tổ mối. Xây tổ, đào đất, làm đường, hút nước, chăm sóc mối chúa, mối con,…tất cả đều do mối thợ thực hiện.
Mối lính | chính là những mối thợ lâu năm được chuyển sang, mang nhiệm vụ chính là đi kiếm ăn. Vì chúng là mối thợ sống đã lâu nên bộ hàm chắc khỏe, kinh nghiệm cao trong việc tìm kiếm thức ăn nên sẽ đảm nhận vai trò này kèm theo là canh gác bảo vệ tổ mối.
Tuổi thọ của mối bao lâu
Tuổi thọ của mối chúa, mối vua
Do không hoạt động quá nhiều và được bảo vệ sâu trong tổ mối nên mối chúa sống rất lâu. Nếu không có sự tác động từ các yếu tố bên ngoài như lũ lụt, con người,..thì trung bình mỗi con mối chúa có tuổi thọ trên 10 năm, có vài con có thể lên đến 20-30 năm.
Mối vua cũng có tuổi thọ tương tự mối chúa tầm trên dưới 10 năm.
Tuổi thọ của mối thợ
Do hoạt động nhiều và các công việc nặng nhọc nên tuổi thọ của mối thợ chỉ tầm 1-3 năm. Trong suốt quãng đời của chúng, mối thợ luôn làm việc chăm chỉ 24/7, do đó một khi đã có dấu hiệu nhà có mối mà không có biện pháp tiêu diệt sớm thì thiệt hại bạn nhận lại sẽ vô cùng kinh khủng.
Tuổi thọ của mối lính
Tuổi thọ mối lính tượng tự mối thợ là cũng khoảng 1-3 năm. Nhưng có thể thấp hơn do mối lính phải canh gác, trực tiếp đối đầu với kẻ thù và những nguy hiểm khi tìm thức ăn.
Tác hại của con mối
Sức tàn phá của mối không khác gì một cơn bão. Không ào qua đột ngột, mà chúng âm thầm phá hoại từ bên trong nhưng một khi đã có mối thì thiệt hại nghiêm trọng là khó tránh khỏi. Mối hủy hoại các công trình xây dựng, thuyền bè, các vật dụng trong gia đình và những tài liệu quý giá,.. Việc có mối trong nhà còn khiến ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của những người trong gia đình và làm cho tâm trạng khách hàng luôn bất an vì mặc dù không gây các bệnh truyền nhiễm như các loài gián, chuột nhắt, chuột cống,..nhưng việc đục phá của mối sẽ tạo ra bụi và làm phát sinh nấm mốc gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh.
Những câu hỏi liên quan về mối
Con mối có cắn không?
Mối luôn sống ẩn nấp trong suốt cuộc đời của chúng, nên việc chủ động tấn công người sẽ không xảy ra nên bạn đừng lo bị nhiễm các bệnh nguy hiểm như khi bị gián cắn, việc bạn nên quan tâm nhất là tìm cách tiêu diệt chúng càng nhanh càng tốt để tránh những tổn thất về của cải, vật chất trong nhà.
1 tổ mối có bao nhiêu mối chúa?
1 tổ mối thường chỉ có 1 mối chúa, tuy nhiên có những trường hợp 1 tổ sẽ có thể có đến 2-5 mối chúa hoặc thậm chí hơn. Lí do giải thích cho việc này là do các cặp mối cánh cùng bay đến vị trí đó cùng 1 lúc nên hình thành nên nhiều mối vua, mối chúa.
Việc phát hiện mối sớm luôn cần được quan tâm và kiểm soát định kì. Do kích thước nhỏ và gây hại từ bên trong nên việc phát hiện ra chúng cũng khá khó khăn nếu không có kinh nghiệm và kĩ năng cần thiết. CESCO – chuyên gia cung cấp dịch vụ diệt mối và các loài côn trùng trên toàn quốc. Chúng tôi có các thiết bị, dụng cụ chuyên nghiệp để dò và phát hiện ra mối như máy siêu âm, máy đo điện trở,…bên cạnh đó CESCO có đội ngũ chuyên viên kỹ thuật kinh nghiệm lâu năm, được đào tạo chuyên nghiệp và định kì. Cam kết rằng dịch vụ diệt mối của CESCO sẽ khiến bạn hài lòng.