Tin tức
Hãy kiểm tra các thông tin đa dạng được cung cấp bởi CESCO

CHUỘT NHẮT LÀ CON GÌ | PHÂN BIỆT CHUỘT NHẮT VÀ CHUỘT CỐNG

2024.07.10

Chuột nhắt là con gì? Cách phân biệt chuột nhắt với chuột khác

Chuột nhắt là con gì? Đây là câu hỏi khá hiếm người nhập tìm kiếm trên Google, bởi lẽ chuột nhắt là tên gọi thường được gán lên hầu hết các con chuột nhỏ nhỏ mà bạn vô tình nhìn thấy. Nhưng thiệt sự không phải chuột nào nhỏ cũng là chuột nhắt đâu, việc phân biệt rõ ràng các loài chuột sẽ giúp bạn áp dụng các cách tiêu diệt riêng biệt tốt hơn. Cùng CESCO nhận dạng chuột nhắt trong một nốt nhạc thông qua các đặc điểm dưới đây nhé.


Đặc điểm phân biệt chuột nhắt

đặc điểm phân biệt ngoại hình chuột nhắt qau màu lông, cân nặng

Chuột nhắt hay chuột nhắt nhà được xem là loài tinh ranh nhất trong dòng họ chuột. Chúng sống rất gần với con người vì đây được xem là môi trường lí tưởng cho chúng vì nguồn lương thực dồi dào. Với mật độ sinh sản nhanh, chuột nhắt thường được sử dụng cho các thí nghiệm khoa học hoặc y học, thậm chí ngày nay nhiều người đã thuần hóa được chúng để làm thú cưng trong nhà. Kích thước nhỏ nhắn lại nhanh nhẹn và khôn lanh, chuột nhắt có thể luồn lách và thoát khỏi các bẫy chuột vô cùng dễ dàng.

  • Hình dáng: chân nhỏ, tai to so với đầu, đuôi dài và mỏng, chiều dài đuôi và thân sắp xỉ nhau tầm 80-100 mm
  • Trọng lượng: tầm 20g
  • Màu lông:  lông ngắn, ít lông ở tai và đuôi. Lưng màu xám tro, nâu nhạt hoặc đen; bụng màu xám.
  • Chân ngắn nhưng có thể nhảy cao đến tầm 45cm
  • Tiếng kêu: chuột nhắt có tiếng kêu ở quãng cao và không đều nhau.
  • Để phân biệt chuột nhắt đực và cái có thể nhìn vào bộ phận sinh dục của chúng vì chuột đực sẽ có tinh hoàn khá lớn nên dễ nhìn thấy.

Đặc điểm sinh sản chuột nhắt

đặc điểm sinh sản của chuột nhắt

Chuột nhắt có tốc độ sinh sản nhanh khủng khiếp. Từ khi sinh ra 2 tháng chúng đã có thể phối giống

=> Sau 21 ngày sau sẽ đẻ con

=> Sau 1 lứa sinh thì 2 ngày sau đã có thể giao phối lại. 1 lần sinh chuột nhắt có thể đẻ 4-7 con và 1 năm đẻ được 3-6 lần.

Với điều điện thuận lợi và bạn lại không chú ý đến những dấu hiệu có chuột trong nhà thì chỉ sau 3 năm, 1 con chuột cái có thể sinh đến 2000 chuột con.


Tập tính chuột nhắt

tập tính, đặc điểm của chuột nhắt là gì?

Chuột nhắt có các tập tính nổi bật sau đây mà bạn cần nắm

  • Hoạt động mạnh về đêm tính từ lúc mặt trời lặn.
  • Chuột nhắt chọn những nơi kín đáo, sát mép như kẹt tủ, hóc máy,.. và phải gần nguồn thức ăn, nước uống để làm tổ và sinh sản.
  • Chuột nhắt rất tôn trọng lãnh thổ của nhau, chúng không bao giờ chiếm ổ của con khác, trừ khi ổ đó đã không còn chuột.
  • Các con chuột nhắt đực rất ghét nhau, nếu bị nhốt trong cùng 1 lồng, chúng sẽ gây lộn và đánh nhau.
  • Khi đánh nhau hoặc xác định phương hướng, chuột nhắt sẽ dùng 2 chân đứng lên và dùng đuôi giữ thăng bằng. Còn bình thường chạy chúng sẽ dùng 4 chân và đuôi sẽ tự nằm ngang để cân bằng.
  • Chuột nhắt có thể leo trèo, bơi lội, leo tường theo phương thẳng đứng khi không còn đường đi.
  • Chuột nhắt sẽ ít khi thay đổi tuyến đường mà chúng đã quen thuộc, trừ khi xuất hiện vật cản hoặc đánh hơi thấy nguy hiểm. Đường di chuyển của chuột sẽ dọc theo mép tường, do đó bạn có thể thấy vết dầu hoặc dơ dính vào tường nếu có chuột bò ngang qua.

Chuột nhắt thích ăn gì

chuột nhắt thích ăn gì? dùng mồi gì để bẫy chuột nhắt

Chuột nhắt thích ăn gì? Câu này cũng khá nhiều người thắc mắc. Các loài chuột gây hại đều ăn tạp như nhau, nhưng thức ăn yêu thích chính của chúng là ngũ cốc và hạt hơn, đậu phộng, thịt và thức ăn ngọt. Đáng sợ là nếu trong điều kiện không có thức ăn, chuột nhắt có thể ăn thịt lẫn nhau, thậm chí là ăn phân của chúng.


Chuột nhắt có các giác quan nhạy cảm

  • Xúc giác: thông qua bộ râu, chuột nhắt sẽ cảm nhận được chuyển động và không khí xung quanh, từ đó giúp chúng trốn tránh những nguy hiểm hoặc tấn công từ xa.

  • Thị giác: mắt của chuột nhắt không có khả năng phân biệt màu sắc, gần như là mù màu vì chúng hoạt động ban đêm và không ưa ánh sáng.
  • Khúc giác: Ngoài tiếng kêu, chuột nhắt đánh dấu và giao tiếp với nhau bằng chất pheromone có trong nước mắt và nước tiểu của chúng, đặc biệt là chuột đực có mùi đặc trưng và nặng hơn chuột cái
  • Thính giác: chuột nhắt có đôi tai cực thính, có thể nghe được những âm thanh với tần số rộng từ 80 Hz đến 100 kHz (tức là trong dải siêu âm), nhưng nhạy cảm nhất trong phạm vi 15–20 kHz và khoảng 50 kHz.

Các cách tiêu diệt chuột nhắt tại nhà

các cách tiêu diệt chuột nhắt là gì? diệt chuột nhắt bằng xi măng, bẫy chuột tự chế

Dù áp dụng cách diệt chuột nào thì mấu chốt quan trọng vẫn là phát hiện và ngăn chặn chuột từ sớm. Một số cách diệt chuột tại nhà bạn có thể tham khảo:

1. Keo dính chuột: có rất nhiều loại keo dính được bầy bán trên thị trường. Bạn có thể dùng bánh mì hoặc vụn thức ăn để bẫy chuột nhắt. Vị trí đặt bẫy lí tưởng là trên bếp hoặc dọc theo các mép tường là lối di chuyển của chúng.

2. Làm bẫy chuột tự chế: bẫy chuột bằng chai nhựa, bẫy chuột bằng giấy, bằng xô,…

3. Dùng xi măng: trộn xi măng và bột mì, bột ca cao hoặc chất tạo hương khác, trộn đều và đặt vào những nơi hay có chuột xuất hiện chuột. Chúng ăn vào và uống nước sẽ bị xi măng đông lại rồi bị tiêu diệt.


Câu hỏi về chuột nhắt có thể bạn quan tâm

Nên dùng mồi gì để bẫy chuột nhắt?

Mồi nhử chuột hiệu quả nhất mà bạn có thể kiếm được tại nhà sẽ là các loại trái cây có vị ngọt thơm, rau giòn (dưa chuột, cà rốt, cải bắp), côn trùng (giúp bổ sung protein như gián, châu chấu), các loại hạt (ngũ cốc), thịt (gia cầm, xác thối).

Chuột nhắt có cắn không?

Chuột nhắt có cắn không? Chuột nhắt cắn có sao không? Câu trả lời là có. Trong lúc chúng ta ngủ, chuột nhắt có thể cắn chúng ta vì ta vô tình làm chúng hoảng sợ hoặc vì chúng đói, không có thức ăn nên sẽ tìm những nơi vương thức ăn trên cơ thể người để tấn công như tay, miệng,..Do đó cần phải giữ vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ và tiêu diệt chuột ngay khi vừa thấy có dấu hiệu xuất hiện của chúng trong nhà.

>> Xem ngay: Nguy cơ bị nhiễm trùng, hoại tử do chuột cắn

Các loại chuột nhắt thường gặp tại nhà

Chuột nhắt phân chia loài theo khu vực địa lí, trong đó 3 loài phổ biến nhất được ghi nhận là:

  • Mus musculus castaneus (Khu vực Nam Á và Đông Nam Á)
  • Mus musculus domesticus (Khu vực Tây Âu, Tây Nam Á, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương)
  • Mus musculus musculus (Khu vực Đông Âu và Bắc Á)

Tổng kết về chuột nhắt

Màu sắc Lưng: màu xám tro | Bụng: màu xám

Kích thước

Chiều dài thân: 80 - 100 mm

Chiều dài đuôi: khoảng 120 mm

Trọng lượng Khoảng 20g

Đặc điểm

Chân nhỏ | Tai lớn so với đầu | Đuôi dài và mỏng
Tuổi thọ Khoảng 1 năm đến 6 tháng
Giao phối Sau khi sinh được 2 tháng, chuột có thể hoạt động giao phối
Thời gian mang thai Khoảng 21 ngày sau giao phối, chuột có thể đẻ con | Sau khi đẻ con 2 ngày có thể hoạt động giao phối trở lại
Chu kỳ sinh sản Mỗi năm đẻ 3 - 6 lần | Mỗi lần đẻ 4 - 7 con

Mong rằng qua bài viết này bạn có thể nhận biết chuột nhắt dễ dàng và phân biệt được chúng với các loài chuột khác. Và nếu bạn đang có nhu cầu diệt chuột tận gốc và an toàn, CESCO là công ty dịch vụ mà bạn đang tìm kiếm. CESCO tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc tiêu diệt, kiểm soát chuột và côn trùng các loại tại Việt Nam. Tìm hiểu thêm về CESCO Tại đây