Bị con rết cắn chảy máu thì làm sao? Rết cắn có độc không?
2024.08.19
Khi tìm đến bài viết này, có lẽ bạn đang hoang mang không biết là bị rết cắn chảy máu thì có bị gì không đúng không? Cùng đọc nhanh qua bài viết dưới đây và xử lí vết rết cắn ngay nhé!
Vì sao bị rết cắn?
Bị con rết cắn hay gọi tắt là rết cắn xảy ra khi rết cảm thấy bị đe dọa. Lập tức ngay lúc này phần đầu nhọn như nanh của chân gần đầu rết nhất sẽ cắn xuyên qua da của con người hoặc con mồi của chúng, từ đó chất độc từ rết sẽ truyền thẳng vào cơ thể và để lại vết cắn màu đỏ, hình chữ V tại chỗ cắn.
Các vị trí thường bị rết cắn sẽ là những nơi da thoáng, không được quần áo che chắn như:
- Tay
- Chân
- Cổ
Bị con rết cắn có sao không?
Môi trường sống lí tưởng của rết sẽ là những nơi ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, chuồng trại, vườn cây, gác mái,….Rết sinh sản rất nhanh, một khi phát hiện rết trong nhà thì cần phải tìm cách diệt rết sớm vì bạn đâu biết rằng, lúc bạn và gia đình đang ngủ hoặc không chú ý, chúng có thể cắn bạn nếu
- Bạn cản trở trên đường chúng kiếm ăn
- Vô tình đạp trúng rết
- Hành động của bạn khiến chúng thấy bị đe dọa
Bị rết cắn đau không? Có nhé. Vết rết cắn cơ bản sẽ đau và nhức vì chúng truyền độc trực tiếp vào cơ thể chúng ta, nhưng còn tùy vào kích thước của con rết to hay nhỏ sẽ có thêm những biến chứng khác, nguy hiểm theo từng cấp độ như sau:
1. Nếu rết nhỏ cắn
Rết nhỏ được hiểu là những con rết bạn thường thấy trong nhà với kích thước cơ thể trung bình chỉ từ 2cm đến 3,5cm. Chúng có màu nâu hoặc sậm màu hơn một chút với cặp râu to và thẳng, cơ thể phân đoạn và mỗi đoạn có một cặp chân. Bạn sẽ dễ bị rết nhỏ cắn vào mùa hè hơn vì chúng thích khí hậu ấm áp và độ ẩm cao. Tuy cũng có độc nhưng độc của rết nhỏ rất ít, vết cắn do chúng gây ra còn không nguy hiểm bằng vết gián cắn, chỉ đơn giản là đau và nhức, chảy máu, ngứa, rát nhẹ và sẽ nhanh chóng biến mất sau một lúc.
2. Nếu rết lớn cắn
Rết càng lớn, cắn càng đau và nguy hiểm vì nọc độc của chúng tỉ lệ thuận với kích thước cơ thể. Cơ bản vẫn là những triệu chứng ban đầu như
- Vết cắn bị đau, sưng
- Cực kì nhức
- Chảy máu vết cắn
- Rát và như bị phỏng đỏ tại vết cắn
Khi này chỉ cần sơ cứu đơn giản kịp thời thì có thể bình thường lại sau vài ngày, tuy nhiên có vài trường hợp đặc biệt do cơ địa hoặc kích thước rết quá lớn mà có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề khác
3 mức độ nguy hiểm khi bị rết cắn
Mức 1: Chỉ triệu chứng ngứa, phát ban, nổi mề đay nhẹ
Mức 2: Biến chứng cơ thể và nội tạng bên trong: tức ngực, khó thở, đau bựng, buồn nôn,…
Mức 3: Mức độ báo động đỏ cần cấp cứu gấp: suy chức năng đa cơ quan, mê sảng, mất dần ý thức, rối loạn nhịp tim, hơi thở ngắt quãng, nhiễm trùng, hoại tử,...
Bị rết cắn chảy máu thì làm sao?
Quy trình các bước sơ cứu nhanh khi bị rết cắn
*Bước 1: Làm sạch ngay vết cắn bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó sát khuẩn lại bằng cồn y tế. Không nên nghe theo các phương thức chưa được khoa học xác nhận trên mạng mà bôi các chất lạ lên vết thương như: nước bọt của gà, tỏi,..
*Bước 2: Nếu đau rát có thể chườm đá lạnh để giảm đau và hạn chế sưng. Cân nhắc khi sử dụng nước ấm để chườm hoặc ngâm vì có người cảm thấy đỡ đau hơn nhưng cũng có người cảm thấy nọc độc bị phát tán nhanh và lan rộng hơn.
Lưu ý: Không vận động mạnh, không trích, rạch lấy máu, hút máu hoặc đắp các loại lá thuốc sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng và tăng độc tố.
*Bước 3: Theo dõi tình trạng vết cắn và cơ thể sau đó, nếu thấy có điều bất thường thì ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Những điều sau đây chỉ nên được thực hiện ở cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu chống độc
Những câu hỏi liên quan về việc rết cắn
Bà bầu bị con rết cắn?
Không phải độc của rết nào cũng có thể ảnh hưởng đến con người, tuy nhiên tốt nhất mẹ bầu khi bị rết cắn vẫn nên đến bác sĩ thăm khám và theo dõi cho yên tâm nhất. Vì nếu không sẽ khiến cho mẹ bầu hoang mang lo sợ, khiến tâm trạng không ổn định và ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, nếu nhà có mẹ bầu và trẻ nhỏ, tốt nhất nên sử dụng dịch vụ kiểm soát rết ngay từ sớm để chẳng may bị rết cắn bất ngờ hoặc hoảng sợ khi thấy rết có thể khiến mẹ bầu bị hết hồn và trượt té chẳng hạn, việc đó rất nguy hiểm. Thực tế đã từng có trường hợp mẹ bầu trong khi mang đồ đi giặt thì hoảng hốt khi phát hiện một con rết lớn trên thành chậu và bị nó cắn vào tay. Sự việc bất ngờ khiến cô bị ngã ra sau và bụng đau nhói, chảy máu phải cấp cứu.
Bị con rết cắn uống thuốc gì?
Các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng tại nhà
- Tiêm SAT và VAT để dự phòng uốn ván.
- Thuốc kháng histamin hay corticosteroid
- Trong trường hợp vết rết cắn bình thường bạn chỉ cần theo dõi, chúng sẽ tự hết sau một thời gian ngắn.
Bôi nước miếng gà có trị được rết cắn không?
Chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh nước dãi gà có thể giúp ích khi bị rết cắn. Hơn nữa, trong dãi gà đa số sẽ là chất nhầy, vi khuẩn, xoắn khuẩn (spirilla debris), bạch cầu,..nên sẽ có khả năng gây nhiễm trùng rất cao cho vết thương hở. Nhất là trong mùa cúm gia cầm thì nước dãi gà còn có thể chứa virus cúm H5N1, nếu lỡ để dính nước dãi gà trên tay rồi vô tình chạm lên mắt, mũi, miệng thì dễ nguy cơ bạn mắc cúm gia cầm là rất cao.
Trên đây là chia sẻ giải đáp về các câu hỏi liên quan đến việc bị rết cắn. Mong rằng qua bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong việc xử lí khi bị rết cắn nhanh chóng và an toàn.