Tin tức
Hãy kiểm tra các thông tin đa dạng được cung cấp bởi CESCO

XỬ LÍ NHANH KHI BỊ KIẾN CHUI VÀO TAI – XIN ĐỪNG NGOÁY TAI

2024.09.20

Việc kiến chui vào tai không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thính giác và sức khỏe của bạn nếu để thời gian quá 24h. Dưới đây là cách xử lí nhanh khi bị kiến chui vào tai mà bạn nên tham khảo

bị kiến chui vào tai có sao không; bị kiến chui vào tai phải làm sao


VÌ SAO KIẾN CHUI VÀO TAI?

Việc kiến hay côn trùng khác chui vào tai không còn là trường hợp gì quá lạ lẫm trong đời sống. Có rất nhiều lí do khiến kiến chui vào tai chẳng hạn như:

  • Nơi bạn nằm ngủ có nhiều đồ đạc, nhiều côn trùng ấn náu, từ đó trong quá trình đi tìm thức ăn chúng có thể ‘’ đi lạc’’ vào tai bạn
  • Buổi tối khi đi tìm thức ăn chúng không nhìn rõ đường
  • Cơ thể con người là môi trường ấm, nóng nên thu hút kiến và côn trùng khác. Khi chúng ta ngủ thì miệng, mắt đóng kín, mũi thì luôn hít vào thở ra, nên kiến muốn xâm nhập vào chỉ còn có thể thông qua đường lỗ tai để đi vào cơ thể.

BỊ KIẾN CHUI VÀO TAI PHẢI LÀM SAO?

Vết cắn của các loại kiến (không tính kiến ba khoang) nhà tuy không nguy hiểm hay gây ra các bệnh như vết gián cắn, vết chuột cắn,…nhưng nếu chẳng may bị kiến chui vào tai thì lại là một câu chuyện khác. Nếu đã nghi ngờ đang có tình trạng đó xảy ra thì trước tiên cần phải lưu ý tuyệt đối không được làm những điều sau đây tránh cho tình trạng thêm nặng nề

  • Không chọc ngoáy tai: chọc ngoáy tai sẽ khiến kiến hoặc côn trùng hoảng sợ, chúng quẫy đạp nhiều hơn, làm bạn bị trầy tai, đau nhức, thậm chí là thủng màng nhĩ.
  • Không tự ý gắp ra: việc tự ý gắp kiến chưa bao giờ là cách xử lí tốt khi bị kiến chui vào tai. Bạn tự ý gắp khiến cho kiến lùi dần vào bên trong hơn nữa, cơ thể kiến cực kì nhỏ, nếu bạn có may mắn gắp trúng đi chăng nữa cũng chưa chắc con kiến được lấy ra toàn vẹn. Việc bị rơi vãi các vụn còn lại của kiến trong tai có thể khiến tai bạn bị nhiễm trùng hoặc những biến chứng khác.
  • Bịt tai, miệng, mũi để kiến chui ra là một suy nghĩ không đúng vì mỗi một bên tai sẽ có một đường thông riêng đến mũi, gọi là vòi nhĩ nên nếu bịt tai bên kia lại không phải là cách khiến kiến bò ra mà chỉ làm chậm quá trình xử lí thôi.
  • Không được để kiến chui vào tai quá lâu: trong vòng 24h nếu kiến không được lấy ra, chúng có thể trở nên hoảng loạn, cắn lỗ tai gây đau nhức, nổi mủ; đẻ trứng vào tai bạn; tìm đường thoát ra theo hướng ngược lại khiến chúng tiến vào trong sâu hơn.

Tiếp theo sau đó, bạn sẽ tiến hành xử lí vấn đề theo các bước sau:

Bước 1. Xác định xem bị kiến hay côn trùng khác chui vào tai thật không

làm sao biết kiến chui vào tai; phải làm sao xử lí khi bị kiến bò vào tai

  • Cảm nhận âm thanh sột soạt kèm theo triệu chứng ngứa tai: nếu có kiến bò vào tai bạn chắc chắn sẽ nghe tiếng sột soạt, lạo rạo bên trong tai. Kèm theo đó, nếu kiến chỉ bò ở ống tai thì bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, nhột và khó chịu.
  • Chảy máu tai hoặc tiết dịch khó chịu: nếu kiến đã bò vào sâu và đang hoảng loạn thì sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ và dữ dội bên trong khiến bạn ù tai, thậm chí chảy máu hoặc tiết dịch.

Bước 2: Chiếu đèn dẫn dụ kiến chui ta khỏi tai

bị kiến chui vào tai phải làm sao; dùng đèn dụ kiến ra khỏi tai có được không

Kiến hoặc bất kể loài côn trùng nào cũng đều có tính hướng sáng. Dựa vào đặc tính này bạn có thể hướng dẫn chúng đường ra. Bạn hãy tắt hết đèn trong nhà hoặc trùm chăn sao cho đảm bảo không còn ánh sáng. Sau đó mở đèn pin hoặc đặt một ngọn nến trước lỗ tai có kiến và đợi chúng bò ra. Tất nhiên việc này sẽ cần rất nhiều thời gian vì nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào con kiến chứ mình không quyết định được. Nếu không muốn sử dụng bất kì chất xúc tác gì thì cần phải kiên nhẫn, chờ đợi.

Bước 3. Làm cho kiến chết ngộp trong tai

dùng oxy già đuổi kiến ra khỏi tai, kiến bò vào tai xử li như thế nào

Việc con kiến vẫn còn hoạt động và cục cựa trong tai sẽ gây ra nhiều nguy hiểm và đau đớn, nên bắt buộc phải khiến kiến chết ngộp càng nhanh càng tốt để có thể xử lí. Oxy già hoặc nước ấm sẽ là dung dịch phù hợp nhất để thực hiện phương pháp này.

Đổ oxy già vào tai và nghiêng tai sao cho không bi tràn ra ngoài. Đợi khoảng 10-15 phút sau kiến sẽ chết, sau đó dùng xilanh nhỏ nước sạch vào tai, bơm thật nhẹ cho đến khi côn trùng trôi ra khỏi tai. Nếu kiến ra thì thôi còn nếu không ra thì trong vòng 24h tiếng phải đến cơ sở y tế để được xử lí kịp thời.

Lưu ý: Tuyệt đối không nhỏ oxy già trong trường hợp đã có tiền sử thủng màng nhĩ, chảy mủ tai hoặc bị viêm tai giữa, nếu sử dụng có thể bị ảnh hưởng đến thính giác và các biến chứng khác.

Bước 4. Đến cơ sở gần nhất để được xử lí thăm khám

xủ lí kiến bò vào tai như thế nào; kiến chui vào tai phải làm sao

Nếu áp dụng hết các cách trên nhưng bạn vẫn cảm giác đau rát, hoặc nghi ngờ kiến vẫn còn trong tai thì nên


PHÒNG TRÁNH KIẾN CHUI VÀO TAI

Nếu người bị chui vào tai là người lớn, có khả năng hợp tác thì còn dễ xử lí, còn nếu là trẻ nhỏ thì các bước xử lí sẽ khó hơn rất nhiều. Tốt nhất là nên phòng tránh việc kiến bò vào tai ngay từ đầu để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh

  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp, tránh để côn trùng ẩn nấp trong không gian sống của mình.
  • Tuyệt đối không ngủ trực tiếp trên nền đất, bạn nên ngủ trên giường hoặc ít nhất là nệm vì nó vừa rộng rãi lại thoải mái. Nền đất ẩm thấp khó có thể tránh khỏi các loại côn trùng, nhất là kiến chui vào tai bạn.
  • Cần giặt giũ chăn gối thường xuyên để tránh thu hút côn trùng ghé thăm.
  • Đối với trẻ nhỏ, cần chú ý vệ sinh cơ thể, thay quần áo sạch sẽ cho bé hàng ngày đặc biệt sau khi bú sữa để hạn chế dụ kiến tới. Nên chú ý những đồ chơi cạnh bé cũng phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ vì có thể còn dính dấu vết của thức ăn.

Trên đây là những thông tin cần thiết về cách xử lí khi bị kiến bò vào tai. Tất nhiên thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào từng trường hợp và thể trạng của từng người mà cân nhắc áp dụng. Tốt nhất là vẫn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử kịp thời. Trong trường hợp bạn cần diệt kiến và các loài côn trùng khác thì có thể liên hệ CESCO để được nhận tư vấn và khảo sát tận nơi miễn phí nhé.

>> Tìm hiểu thêm về CESCO