CHUỘT CẮN CÓ SAO KHÔNG? LÀM GÌ KHI BỊ CHUỘT CẮN?
2025.02.10
Chuột cắn có sao không? Chuột cắn bị bệnh gì? Đây là những từ khóa được rất nhiều người quan tâm, tìm kiếm trên mạng thời gian gần đây vì rất nhiều trường hợp được ghi nhận bị chuột cắn ngón tay, cắn chân chảy máu,...do thói quen nằm sát mặt đất mà không có mùng hoặc lồng chụp bảo vệ cẩn thận khi ngủ. Cùng xem qua bài viết bên dưới để thấy được hậu quả khi bị chuột cắn là gì?
BỊ CHUỘT CẮN CÓ SAO KHÔNG?
Khi bị chuột cắn, 1 số người chủ quan không sơ cứu kịp thời, càng không đi bệnh viện kiểm tra vết thương vì nghĩ rằng chuột vô hại với con người. Từ đó dẫn đến các biến chứng nguy hiểm không mong muốn.
Bạn nên nhớ rằng, chuột là loài gặm nhắm, ăn tạp, chúng có thể ăn bất kì thứ gì kể cả rác và xác động vật. Những nơi chúng lui tới thường xuyên là bãi rác, cống rãnh, tràn đầy ô nhiễm nên nếu chẳng may bị chuột cắn thì ngoài đau nhứt ở vết thương, sưng, phù nề,..thì bị bạn còn có thể bị sốt do chuột cắn, đây là biến chứng nghiêm trọng nhất. Tuy rất ít người bị triệu chứng này, nhưng tỷ lệ tử vong nếu mắc phải là khoảng 13% nếu như không điều trị kịp thời.
1. Sốt chuột cắn Haverhill
Bệnh Haverhill là gì?
Bệnh sốt Haverhill hay còn gọi là sốt do chuột cắn được xem là căn bệnh phát nguồn tại Ấn Độ 2000 năm trước với nguyên căn là Streptobaccillus moniliformis. Bệnh lây truyền sang người trực tiếp thông qua vết cắn hoặc vết cào của chuột và bởi ăn các thức ăn chưa được nấu chín hoặc nguồn nước có lẫn nước tiểu của chuột bị bệnh, hoặc gián tiếp thông qua việc tiếp xúc giữa bàn tay không được bảo vệ với các con chuột bị ốm
Hình thái vi khuẩn Haverhill
Haverhill là vi khuẩn ưa khí, không có vỏ bọc và đa hình thể. Thường ở dưới dạng hình oval, hình thoi hoặc hình khối. Chúng tồn tại trong mũi chuột.
Khi bị chuột cắn, hoặc cào vi khuẩn này thông qua vết cắn xâm nhập vào cơ thể người. Trong vài trường hợp ăn phải thức ăn chưa chín và bị nhiễm nước tiểu của chuột cũng có thể bị dính bệnh.
Triệu chứng mắc bệnh Haverhill
Từ 3-10 ngày kể từ khi bị chuột cắn, người bệnh sẽ bị sốt cao đột ngột trên 40 độ kèm theo gai người, đau đầu. Nếu là trường hợp ăn phải nước tiểu chuột thì đường ruột sẽ có triệu chứng buồn nôn và nôn, đau cơ, đau khớp từ chi này qua chi khác.
Trên da lúc này xuất hiện các ban xuất huyết hoặc bàn chân, bàn tay. Triệu chứng sốt sẽ giảm sau 3-5 ngày và các vấn đề về nhức cơ sẽ hết sau 10-15 ngày. Tuy nhiên, cần phải điều trị sớm bởi cơ quan y tế để an tâm hơn.
2. Sốt chuột cắn Sodoku
Sốt do bị chuột cắn Sodoku được ghép từ 2 từ tiếng Nhật với: so=chuột, doku=nhiễm độc. Bệnh này nguyên căn do vi khuẩn Spirillum minus từ vết cắn của chuột gây ra.
Hình thái vi khuẩn
Spirillum minus có hình xoắn. Khi bị chuột cắn phải, xoắn khuẩn này sẽ theo nước bọt chuột đi vào máu của bệnh nhân. Bệnh có thời gian ủ bệnh trong vòng từ 5 ngày - 4 tuần. Khi bắt đầu, bệnh nhân sẽ biểu hiện sốt cao 39-40 °C, ớn lạnh, sốt thành từng cơn. Sau đó, vết thương sẽ lở loét dần kèm theo nổi hạch xung quanh.
Tuy không phổ biến như bệnh Haverhill khi bị chuột cắn, nhưng hậu quả mà nó gây ra nguy hiểm hơn rất nhiều. Xoắn khuẩn có thể lam ra khắp các cơ quan khác như thận, gan, buồng trứng, tinh hoàn,...Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm gan, viêm màng phổi, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu nặng.
Dấu hiệu khi bị bệnh
- Các dấu hiệu ngoài da có thể xuất huyết ban dính liền theo cụm, chủ yếu trên mặt và nửa thân trên. Ở các vết thương do chuột căn, vết thương có thể tự khỏi nhưng phần lớn có thể xuất hiện hoại tử tại chỗ.
- Trong quá trình ủ bệnh có thể bị các cơn đau cơ, đau khớp dẫn đến viêm khớp. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh như: đau đầu, ảo giác, mê sảng, hôn mê.
- Khi bị sốt do chuột cắn Sodoku nếu như không điều trị kịp thười và đúng cách, chủ quan để bệnh đến 1, tháng, nạn nhân có thể bị tử vong.
LÀM GÌ KHI BỊ CHUỘT CẮN?
- Khi vừa bị chuột cắn, bạn phải ngay lập tức:
- Vệ sinh vết cắn, rửa sạch bằng nước muối, xà phòng hoặc thuốc sát trùng, oxyga.
- Nhanh chóng đến cơ sơ y tế gần nhất để được kiểm tra lại và tiêm phòng uốn ván
- Dùng kháng Penicillin tĩnh mạch trong 5-7 ngày theo liều lượng bác sĩ kê đơn
- Trong những trường hợp dị ứng với Penicillin, có thể chuyển qua tetracycline hoặc doxycycline
- Theo dõi vết thương chuột gây ra trong những ngày sau đó, nhập viện ngay khi có những dấu hiệu như phát ban, nhức cơ, buồn nôn, sốt cao,.
CÁCH PHÒNG TRÁNH BỊ CHUỘT CẮN
- Để tránh bị chuột cắn cần bảo đảm khi bạn ngủ chúng sẽ không lại gần được bạn nên khi ngủ bạn cần mắc màn, chặn các mép giường cẩn thận.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để đồ đạc ẩm thấp, thức ăn rơi vãi tạo điều kiện cho chuột phát triển. Thường xuyên chú ý đến các Dấu hiệu có chuột trong nhà để có biện pháp ngăn chặn từ sớm.
- Tuyệt đối không dùng tay không bắt chuột hoặc đụng vào miệng chúng kể cả khi chúng đã chết. Khi dọn dẹp nhà cửa, xác chuột đều phải dùng găng tay và khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp nhất có thể
- Không ăn các thức ăn, đồ uống đã có dấu hiệu của chuột: như phân chuột, vết cắn
- Khi bị chuột cắn cần đến cơ sở y tế để tiêm phòng và nghe bác sỹ để xử lý vết cắn đúng và được kê đơn thuốc điều trị ban đầu.
- Liên hệ dịch vụ diệt chuột trong trường hợp nhà có nhiều chuột, không tự xử lí hết được.
TỔNG KẾT
Chuột là một loài mang mầm bệnh vô cùng cao. Do đó, dù là bị chuột cắn nhẹ hay chuột cắn chảy máu đều phải vệ sinh vết thương thật kĩ với nước, xà phòng và dung dịch sát khuẩn. Theo dõi vết thương và các triệu chứng cơ thể những ngày sau đó. Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn cảnh giác hơn với loài chuột. Và nếu bạn có nhu cầu tìm dịch vụ diệt chuột uy tín hãy liên hệ ngay cho CESCO nhé.
Hotline CESCO: 1900 7114