Thông tin các loại côn trùng gây hại

Chúng tôi cung cấp thông tin về nguyên nhân và đặc tính của côn trùng hây hại.

Các bạn thấy khó phân biệt côn trùng gây hại ư?

Côn trùng bay
Loài bướm

Bướm đêm có khoảng khoảng 180.000 loài trên toàn thế giới và kích thước rất khác nhau tùy thuộc vào loại, từ những loài nhỏ có sải cánh khoảng 4 mm đến những loài lớn có sải cánh khoảng 140 mm. Đối với các loài bướm ăn ngũ cốc, cơ thể chúng có kích thước nhỏ để dễ xâm nhập và di chuyển giữa các loại ngũ cốc và thực phẩm, đồng thời chúng có bộ hàm khỏe để chọc thủng các bao bì đựng ngũ cốc. Chủ yếu chúng hoạt động về đêm và tập trung xung quanh dưới ánh đèn.

Tên côn trùng

Bướm

Tên học thuật

Cadra cautella

Đặc điểm

Chiều dài cơ thể của con trưởng thành là khoảng 7 mm, sải cánh khoảng 10 đến 13 mm và có màu xám. Có một đường ngang mỏng màu trắng ở chính giữa cánh trước, từ đường này kéo dài đến cuối cánh có màu xám đậm. Các cánh bên trong có màu trắng xám và trong mờ, mắt kép màu đen và râu màu xám.

Tập tính sinh hoạt

Con trưởng thành hoạt động và sinh sản vào ban đêm và trứng được thả rơi từng quả vào không trung. Thời gian sinh sản là 8 ngày, ấu trùng nở ra nôn ra các sợi tơ và quấn vào các hạt ngũ cốc tạo thành màng mỏng.

Tên côn trùng

Bướm đêm

Tên học thuật

Pyralis farinals

Đặc điểm

Chiều dài cơ thể của bướm đêm Ấn Độ trưởng thành là khoảng 8 ~ 12 mm và chiều rộng của cánh là 23 mm. Đầu màu nâu nhạt và có một đường màu nâu sẫm trên ngực. Phần gốc và đầu cánh có màu nâu, phần giữa có màu rám nắng, ba phần này được phân cách bằng các đường lượn sóng màu trắng, các đốm nâu sẫm xếp thành hàng ở đầu ngoài của cánh trước và cánh sau. Ấu trùng dài 15 mm, đầu màu nâu đỏ, thân màu trắng sữa.

Tập tính sinh hoạt

Xuất hiện 2 lần một năm, hầu hết trú đông ở dạng ấu trùng già (một số xen kẽ ở dạng ấu trùng non) và xuất hiện vào mùa xuân năm tiếp theo. Côn trùng trưởng thành xuất hiện lần đầu và sinh sản vào đầu và giữa tháng 6. Ấu trùng sau khi nở ra sẽ ăn phôi của các hạt ngũ cốc, dùng sợi để quấn quanh hạt ngũ cốc tạo thành cục, chúng dùng các chất thải màu trắng để bao quanh các hạt ngũ cốc và làm hỏng bên trong hạt.

Tên côn trùng

Bướm đêm Ấn Độ.

Tên học thuật

Plodia interpunctella

Đặc điểm

Cánh của con trưởng thành dài khoảng 13 - 16 mm, cánh gập theo hình mái nhà, một nửa cánh trước gần phần đốt gốc cổ chân có màu trắng xám vàng, nửa bên ngoài có màu nâu đỏ. Khi đứng yên phía trước và phía sau được chia thành hai màu là màu nâu xám và màu nâu đỏ. Khi nhìn từ trên xuống, mặt trước nhô ra hình nón và râu ở môi dưới nhô ra phía trước.

Tập tính sinh hoạt

Con trưởng thành sống trung bình 12 ngày, nhưng ngắn hơn vào mùa hè và dài hơn vào tháng 9. Con trưởng thành thích những nơi tối tăm, nghỉ ngơi vào ban ngày và chỉ hoạt động vào ban đêm, và con cái có sau khi trưởng thành khoảng 2~3 ngày có xu hướng hếch phần bụng lên trên. Trứng nở từ 3 đến 7 ngày và ấu trùng lột xác khoảng 4 đến 6 lần. Còn giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 1 tuần. Một thế hệ sinh trưởng mất khoảng 40 ngày,tuy nhiên thời gian sinh trưởng sẽ dài hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp.

Tên côn trùng

Bướm đêm quần áo (con ngài vải)

Tên học thuật

Đặc điểm

Ấu trùng sâu bướm quần áo có thể tiêu hóa chất động vật như len, lông thú, lụa, da và côn trùng, nhưng không thể tiêu hóa chất thực vật. Tuy nhiên, nếu trên bề mặt của chất thực vật được phủ cỏ hoặc phủ một chất dẫn dụ khác thì chúng có thể gây hại cho cả sợi bông, sợi gai và thậm chí cả giấy. Chúng có thể gây hại cho các loại sợi tổng hợp, tuy nhiên không thể tiêu hóa được. Chiều dài cơ thể của ấu trùng loài bướm đêm là khoảng 7,0 mm và cơ thể có màu vàng nhạt. Ấu trùng bướm có đầu nang cứng, màu nâu sẫm.

Tập tính sinh hoạt

Ấu trùng của bướm đêm quần áo tạo tổ hình tròn từ khi là ấu trùng non, kích thước của tổ đa dạng từ 3mm-9mm. Khác với bướm đêm quần áo thông thường, chúng không hoàn toàn che phủ tổ bằng các chất thải. Ấu trùng già sẽ lột xác lần cuối cùng ở trong nhà và sử dụng vỏ xác làm kén. Khi trưởng thành, ấu trùng nhô ra khỏi kén.

Con đường thâm nhập của côn trùng gây hại?

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, côn trùng gây hại có thể xâm nhập bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi nào Để đảm bảo môi trường trong sạch, điều cần thiết là ngăn chặn sự tái phát của côn trùng bằng cách quản lý thường xuyên và giám sát liên tục.

Con đường xâm nhập của côn trùng gây hại trong đời sống hàng ngày

Xâm nhập thông qua ống thoát nước phía trên và dưới

Nếu trong cùng tòa nhà, ở tầng khác phát sinh côn trùng gây hại, chúng sẽ xâm nhập lại bằng cách di chuyển qua các đường ống thoát nước hoặc các khe tường nối tầng trên và tầng dưới.

Xâm nhập thông qua cửa ra vào

Vì mỗi ngày sẽ có rất nhiều người sử dụng nên côn trùng gây hại có thể xâm nhập thông qua các cửa sổ và cửa ra vào.

Các loại đồ dùng được mang từ ngoài vào

Côn trùng gây hại có thể xâm nhập thông qua các đồ dùng bên ngoài như túi xách, chậu hoa, sản phẩm điện tử, đồ dùng mới trong gia đình, chuyển phát, nguyên liệu thực phẩm.

Chúng tôi dán nhãn chứng nhận thành viên Cesco tại các gia đình đang sử dụng dịch vụ giải pháp côn trùng của chúng tôi, qua đó chúng tôi cam kết mang lại sự an tâm và sự tin tưởng của khách hàng và gia đình về vấn đề vệ sinh. Vui lòng gọi điện, chúng tôi sẽ cử chuyên gia dịch vụ trực tiếp đến thăm và tư vấn.

Trung tâm chăm sóc khách hàng của Cesco

1900-7114

Thời gian vận hành (Ngày thường: 8h30~18h00, thứ 7: 9h00~13h00, chủ nhật/ngày lễ nghỉ)