Giỏ hàng

✅THỰC HƯ VIỆC DÙNG NƯỚC MIẾNG GÀ TRỊ VẾT RẾT CẮN?

NƯỚC DÃI MIỆNG GÀ CÓ TRỊ VẾT RẾT CẮN ĐƯỢC KHÔNG?

Thông tin này có lẽ không ít lần bạn được nghe từ ông bà, cha mẹ chia sẻ như 1 mẹo dân gian sơ cứu khi bị rết cắn. 

Nước miếng gà có trị được vết rết cắn không?

Tuy nhiên, trên thực tế chưa có bất kì tài liệu khoa học nào xác nhận điều này. Lấy dẫn chứng từ những trường hợp từng hỗ trợ, CESCO tổng hợp lại được câu trả lời dưới đây.

RẾT CÓ ĐỘC KHÔNG?

Câu trả lời là có. Loài rết chứa nọc độc tại cặp kìm ở đầu chân hàm nhọn. Thêm vào đó bản thân chúng là một loài hung dữ, sẵn sàng tấn công khi vô tình bị chạm phải. 

Rết có độc không? bị rết cắn có nhức không

Chất độc của rết tiết ra chứa hỗn hợp của nhiều chất được mệnh danh là ''Chất độc ma quái'' - Ssm Spooky Toxin, tương tự được tìm thấy ở các loài bò sát khác như bò cạp.

Chất độc trong vết cắn của rết được gọi là chất độc ma quái

( Hình ảnh của Chất độc ma quái )

Khi vừa bị rết cắn, bạn sẽ có cảm giác đau nhức ngay lập tức tại vết cắn. Sau đó hiện đỏ và có hình chữ V như chân rết. Nếu không may gặp phải rết lớn thì vết cắn có thể chảy máu, ngứa, cảm giác bỏng rát hoặc nhiễm trùng, thậm chí hoại tử. Tuy chưa có ca nào được ghi nhận tử vong do bị rết cắn nhưng những hậu quả thì lại rất nhiều. 

Vết rết cắn gây sưng, đỏ đau rát, lan rộng

=> Có thể bạn quan tâm: RẾT CẮN CÓ SAO KHÔNG?

THÀNH PHẦN NƯỚC MIẾNG CỦA GÀ CÓ GIẢI ĐƯỢC NỌC ĐỘC CỦA RẾT?

Vì là truyền miệng, mẹo trong dân gian nên thực tế để trả lời cho câu hỏi: Nước miếng gà có trị được vết rết cắn không? Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chuyên môn nào xác nhận. 

Nước dãi gà trị rết cắn có được không? Gà nào mới có tác dụng

Thức ăn của gà chủ yếu là cám, gạo tuy nhiên cũng có giun, sâu bọ và các côn trùng khác chúng đào được trong đất. Do đó, nước dãi gà có chứa lượng lớn vi khuẩn từ những côn trùng này. Trên kính hiển vi, các nhà nghiên cứu phân tích được trong nước miếng gà có:

  • Chất nhầy
  • Vi khuẩn, xoắn khuẩn
  • Tế bào, bạch cầu
  • Nấm fungi
  • Men tiêu hóa tinh bột và tiêu hóa đạm

Hơn nữa, virus cúm H5N1 có thể lây sang người nếu chẳng may bạn tiếp xúc với gà mang màm bệnh, đặc biệt là nước dãi của chúng, tỉ lệ lây lang sẽ còn cao hơn rất nhiều.

BỊ RẾT CẮN PHẢI LÀM SAO MỚI ĐÚNG?

Sơ cứu ban đầu

  • Rửa sạch ngay vết cắn với nước sạch và xà phòng. Dùng sát khuẩn lau qua vết thương nhẹ nhàng và để tự nhiên, không bôi thêm gì cả để tránh nhiễm trùng
  • Có thể chườm khăn ấm vào vết cắn để giảm sưng và giảm đau, tránh cản trở lưu thông thần kinh
  • Nếu đau nhiều có thể gây tê bằng đá lạnh.

    bị rết cắn phải làm sao, sơ cứu các bước khi bị rắn cắn

Sau đó để đảm bảo hơn, nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục được kiểm tra và kê đơn thuốc chuyên cho vết rết cắn

  • Tiêm SAT ngừa uốn ván
  • Sử dụng thuốc Corticosteroid, kháng Histamine theo kê đơn bác sĩ
  • Yêu cầu được cấp kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng nề, chảy mủ hoặc hoại tử
  • Nhập viên ngay nếu có các biến chứng nguy hiểm như suy thận cấp, nhồi máu cơ tim,...

Tổng kết lại, việc sơ cứu cấp tốc khi bị rết cắn theo khuyến cáo là điều bạn nên làm nhất lúc này. Dùng nước miếng gà để điều trị đôi khi không chỉ làm chậm trễ quá trình sơ cứu mà còn gây nhiễm trùng vết thương. 

***Lưu ý: sau khi sơ cứu vẫn phải chú trọng định thần cho nạn nhân và theo dõi biểu hiện những ngày tiếp theo. Vết cắn của rết có thể hết sau vài giờ. Tuy nhiên, còn tùy vào từng trường hợp, không theo sát biểu hiện của vết thương có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, là với những người có bệnh mãn tính như: đái tháo đường, dị ứng, đái tháo đường,..

Ở một nơi nhiệt đới với cây cối um tùm như Việt Nam thì việc xuất hiện rết là không tránh khỏi. Các bạn nên chủ đông phòng ngừa và tiêu diệt rết định kì để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. 

Liên hệ CESCO - Đơn vị diệt côn trùng chuyên nghiệp trên toàn quốc TẠI ĐÂY, để được tư vấn và khảo sát miễn phí bởi những chuyên viên hàng đầu.

dịch vụ phòng ngừa rết, diệt côn trùng chuyên nghiệp

Danh mục tin tức

Từ khóa